Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Vật lí 12 ctst bài 7: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Khí lý tưởng là gì?

Câu 2: Giải thích ý nghĩa vật lý của phương trình trạng thái khí lí tưởng ?

Câu 3: Em có thể kể tên những ứng dụng của phương trình trạng thái trong các bài toán thực tế ?

Câu 4: Tại sao trong thực tế không có khí nào là khí lý tưởng hoàn toàn?

Câu 5: Em hãy viết phương trình trạng thái của khí lí tưởng ?

Câu 6: Em hãy so sánh phương trình trạng thái của khí lí tưởng với các định luật Boyle và Charles ?


Câu 1:

Khí lý tưởng là một mô hình lý tưởng hóa của khí, trong đó các phân tử khí được coi là những hạt điểm không có kích thước, không tương tác với nhau và va chạm hoàn toàn đàn hồi. Khí lý tưởng tuân theo các định luật khí lý tưởng như định luật Boyle, Charles, Avogadro…

Câu 2: 

Phương trình này mô tả mối liên hệ giữa các đại lượng đặc trưng của một lượng khí lí tưởng: áp suất, thể tích, số mol và nhiệt độ. Nó cho thấy rằng các đại lượng này không độc lập mà liên quan chặt chẽ với nhau.

Câu 3: 

Trong công nghiệp hóa chất:

- Tính toán lượng khí cần thiết cho các phản ứng hóa học.

- Xác định điều kiện áp suất và nhiệt độ tối ưu để tiến hành các quá trình sản xuất.

- Thiết kế các thiết bị chứa khí và đường ống dẫn khí.

Trong khí tượng học: Dự báo thời tiết:

- Dự đoán sự thay đổi của áp suất, nhiệt độ và độ ẩm không khí để dự báo thời tiết.

- Phân tích các quá trình diễn ra trong khí quyển như hình thành mây, mưa, bão.

Trong hàng không: Tính toán lực nâng của cánh máy bay 

* Trong y học: Hơi thở nhân tạo:

- Tính toán lượng khí cần thiết để cung cấp cho bệnh nhân trong quá trình hô hấp nhân tạo.

- Điều chỉnh áp suất và lưu lượng khí để phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

Câu 4: 

Trong thực tế, các phân tử khí có kích thước và tương tác với nhau. Ở áp suất cao và nhiệt độ thấp, các tương tác giữa các phân tử trở nên đáng kể, làm cho khí thực không còn tuân theo các định luật khí lý tưởng một cách chính xác.

Câu 5: 

Xét một khối khí lí tưởng xác định biến đổi từ trạng thái 1 (p1, V1 , T1 ) sang trạng thái 2 (p2, V2, T2 ) thông qua trạng thái trung gian 1’ (p2, V’, T1).

Áp dụng định luật Boyle và định luật Charles, thiết lập được biểu thức:

Tech12h hay Tech12h

Trong đó, C là hằng số phụ thuộc và số mol khí.

Câu 6:

- Phương trình trạng thái là tổng quát hơn so với định luật Boyle-Mariotte (pV = hằng số ở nhiệt độ không đổi) và định luật Charles (V/T = hằng số ở áp suất không đổi). 

- Định luật Boyle-Mariotte và định luật Charles là các trường hợp đặc biệt của phương trình trạng thái.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác