Siêu nhanh giải bài 16 Vật lí 12 Kết nối tri thức

Giải siêu nhanh bài 16 Vật lí 12 Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh Vật lí 12 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Vật lí 12 Kết nối tri thức phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

KHỞI ĐỘNG

Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây dẫn đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Hãy cho biết có những cách nào làm cho số đường sức từ qua tiết diện của cuộc dây dẫn kín biến thiên?

Giải rút gọn:

Những cách làm cho số đường sức từ qua tiết diện của cuộc dây dẫn kín biến thiên là: 

Thay đổi vị trí của cuộn dây so với nam châm

- Thay đổi góc hợp giữa cuộn dây và hướng của đường sức từ

- Thay đổi cường độ dòng điện chạy qua nam châm điện

- Sử dụng lõi sắt non

- Dùng cuộn dây có nhiều vòng dây

I. TỪ THÔNG

Câu hỏi :  Từ biểu thức (16.1) hãy cho biết trong trường hợp nào thì từ thông qua vòng dây diện tích S giới hạn bởi dẫn kín ( C) có trị số bằng 0, có trị số dương, có trị số âm.

Giải rút gọn:

Những trường hợp đó là: 

- Trị số bằng 0: 

+ Khi cảm ứng từ bằng 0: lúc này không có từ trường thì từ thông qua vòng dây luôn bằng 0.

+ Khi diện tích S bằng 0: vòng dây không có diện tích thì từ thông qua vòng dây cũng bằng 0.

+ Khi thì : do đó từ thông qua dây bằng 0

- Trị số dương khi B > 0, S > 0 và góc hợp bởi vecto cảm ứng từ với mặt phẳng vòng dây luôn là góc nhọn.

- Trị số âm khi B > 0, S > 0 và góc hợp bởi vecto cảm ứng từ với mặt phẳng vòng dây luôn là góc tù.

Hoạt động: Để làm từ thông biến thiên, có thể biến đổi từng đại lượng B, S, trong biểu thức (16.1). Hãy đề xuất các cách có thể làm biến thiên từ thông qua tiết diện khung dây dẫn mềm nối với điện kế thành mạch kín trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Khung dây dẫn đặt cạnh nam châm vĩnh cửu (Hình 16.4).

Trường hợp 2: Khung dây dẫn đặt cạnh nam châm điện (Hình 16.5).

A screenshot of a computer

Description automatically generated

Nếu dòng diện đi vào chốt G0 và ra chốt (-) thì kim  điện kế lệch về phía (+) (lệch sang phải); ngược lại, kim điện kế lệch về phía (-) (lệch sang trái).

Giải rút gọn:

Các cách có thể làm biến thiên từ thông qua tiết diện khung dây dẫn mềm nối với điện kế thành mạch kín đó là: 

Trường hợp 1: Khung dây dẫn đặt cạnh nam châm vĩnh cửu (Hình 16.4).

- Thay đổi cảm ứng từ B: có thể di chuyển nam châm và thay đổi vị trí của khung dây.

- Thay đổi diện tích S của khung dây

- Thay đổi góc : xoay khung dây sao cho góc hợp bởi vecto cảm ứng từ và vecto pháp tuyến của mặt phẳng khung dây thay đổi bất kì. 

Trường hợp 2: Khung dây dẫn đặt cạnh nam châm điện (Hình 16.5).

- Thay đổi cảm ứng từ B: có thể thay đổi cường độ dòng điện I hoặc thay đổi số vòng dây của nam châm điện

- Thay đổi diện tích S của khung dây

- Thay đổi góc : xoay khung dây sao cho góc hợp bởi vecto cảm ứng từ và vecto pháp tuyến của mặt phẳng khung dây thay đổi bất kì. 

II. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

Câu hỏi: Từ các cách làm biến thiên từ thông qua cuộn dây dẫn kín, hãy đề xuất một số phương án thí nghiệm minh hoạ hiện tượng cảm ứng điện từ.

Giải rút gọn:

Đề xuất phương án thí nghiệm minh hoạ hiện tượng cảm ứng điện từ như sau:

Chuẩn bị dụng cụ: nam châm, cuộn dây dẫn kín, điện kế

Tiến hành: 

- Nối hai đầu cuộn dây dẫn kín với điện kế

- Sau đó đưa nam châm lại gần cuộn dây dẫn kín và ra xa cuộn dây dẫn kín.

- Quan sát điện kế và ghi lại kết quả

Nhận xét và kết quả quan sát được:

- Khi nam châm lại gần cuộn dây dẫn kín, kim điện kế sẽ quay, chứng tỏ có dòng điện xuất hiện trong cuộn dây.

- Khi nam châm ra xa cuộn dây dẫn kín, kim điện kế sẽ quay theo chiều ngược lại, chứng tỏ có dòng điện xuất hiện trong cuộn dây với chiều ngược lại.

Hoạt động 1: Thí nghiệm 1

Chuẩn bị: Nam châm (1), cuộn dây (2), điện kế (3) và các dây dẫn.

Tiến hành:

- Bố trí thí nghiệm như Hình 16.6 và điều chỉnh kim điện kế chỉ đúng vạch số 0.

- Quan sát chiều lệch của kim điện kế trong các trường hợp sau:

+ Dịch chuyển cực Bắc của nam châm lại gần cuộn dây.

+ Dịch chuyển cực Bắc của nam châm ra xa cuộn dây.

Từ kết quả thí nghiệm quan sát được, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Khi nào kim điện kế dịch chuyển? Kim điện kế lệch khỏi vạch 0 chứng tỏ điều gì?

2. Giải thích sự biến thiên từ thông qua cuộn dây trong các trường hợp trên.

3. Nhận xét về mối liên hệ giữa sự biến thiên của từ thông qua cuộn dây với sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng trong cuộn dây đó.

Giải rút gọn: 

1. Kim điện kế dịch chuyển khi:

- Dịch chuyển cực Bắc của nam châm lại gần cuộn dây.

- Dịch chuyển cực Bắc của nam châm ra xa cuộn dây.

Kim điện kế lệch khỏi vạch 0 thì có dòng diện đi qua.

2. Sự biến thiên từ thông qua cuộn dây trong các trường hợp trên vì:

- Khi dịch chuyển cực Bắc của nam châm lại gần cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây tăng từ thông cũng sẽ tăng

- Khi dịch chuyển cực Bắc của nam châm ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây giảm từ thông cũng sẽ giảm

3. Nhận xét: dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện trong cuộn dây khi từ thông qua cuộn dây biến thiên.

Hoạt động 2: Thí nghiệm 2

Chuẩn bị:

Nam châm điện (1), cuộn dây (2), điện kế (3), khoá K (4), nguồn điện (5), biến trở (6) và các dây dẫn.

Tiến hành:

- Lắp mạch điện như Hình 16.7 và điều chỉnh kim điện kế chỉ đúng vạch số 0.

- Quan sát kim điện kế khi đóng hoặc ngắt khoá K.

- Đóng khoá K rồi di chuyển con chạy trên biến trở sang trái hoặc sang phải. Quan sát kim điện kế.

Từ kết quả thí nghiệm quan sát được, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Khi đóng, ngắt khoá K hoặc di chuyển con chạy trên biến trở thì kim điện kế có lệch khỏi vạch 0 không? Giải thích.

2. Khi đóng hoặc ngắt khoá K, đại lượng nào trong công thức (16.1) thay đổi làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín?

Giải rút gọn:

1. Kim điện kế lệch khỏi vạch 0. Vì:

- Khi đóng khoá K, mạch điện kín, xuất hiện dòng điện cảm ứng, dòng điện đi qua điện kế nên kim điện kế sẽ lệch khỏi vạch 0.

- Khi mở khoá K, mạch điện hở và không có dòng điện cảm ứng ở đây nên kim điện kế sẽ về 0.

2. Đại lượng từ thông thay đổi làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín.

III. CHIỀU DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG. ĐỊNH LUẬT LENZ

Hoạt động: Hãy xác định chiều quấn của cuộn dây (2) trong thí nghiệm 2(Hình 16.7) và vận dụng định luật Lenz để kiểm chứng chiều dòng điện cảm ứng trong cuộn dây này khi đóng hoặc ngắt khoá K (4).

Giải rút gọn;

Chiều quấn của cuộn dây (2):

Quy tắc nắm bàn tay phải: Nắm bàn tay phải sao cho ngón cái hướng theo chiều dòng điện trong cuộn dây (1). Các ngón tay còn lại sẽ cho ta chiều của đường sức từ do cuộn dây (1) sinh ra. Chiều quấn của cuộn dây (2) phải cùng chiều với chiều của đường sức từ do cuộn dây (1) sinh ra để tăng từ thông qua cuộn dây (2) khi đóng khóa K.

Chiều dòng điện cảm ứng trong cuộn dây: 

- Theo định luật Lenz, dòng điện cảm ứng trong cuộn dây (2) sẽ có chiều ngược lại với chiều dòng điện trong cuộn dây (1) để chống lại sự tăng từ thông qua cuộn dây (2).

- Khi đóng khoá K: dòng điện qua cuộn dây (1) tạo ra ngược chiều với từ trường của nam châm. Do đó, dòng điện cảm ứng trong cuộn dây (2) có chiều ngược chiều kim đồng hồ.

- Khi mở khoá K: từ trường ở dòng điện trong cuộn dây (1) mất đi. Do đó, dòng điện cảm ứng trong cuộn dây (2) có chiều ngược chiều kim đồng hồ

IV. SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG. ĐỊNH LUẬT FARADAY

Hoạt động: Thí nghiệm với thanh kim loại MN trượt trên hai đoạn dây dẫn điện MQ và NP được nối với ampe kế thành mạch điện kín như Hình 16.9. mạch điện được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B vuông góc với mặt phẳng MNPQ. Xác định chiều dòng điện cảm ứng và biểu thức xuất điện động cảm ứng trong mạch khi thanh kim loại trượt đều với tốc độ v trên hai đoạn dây dẫn.

Giải rút gọn:

Chiều dòng điện cảm ứng là: chiều từ .

Biểu thức suất điện động cảm ứng: 

Thay các biểu thức trên vào công thức suất điện động cảm ứng ta được:

trong đó là tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch kín.

Em có thể: Nêu được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện.

Giải rút gọn: 

Máy phát điện hoạt động dựa trên nguyên tắc cảm ứng điện từ.

Nguyên tắc hoạt động: Khi rôto quay trong từ trường, từ thông qua cuộn dây dẫn điện trong stato sẽ biến thiên. Theo định luật Faraday, sự biến thiên từ thông này sẽ sinh ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây. Tần số của dòng điện cảm ứng phụ thuộc vào tốc độ quay của rôto và số vòng dây của cuộn dây trong stato. Biên độ của dòng điện cảm ứng phụ thuộc vào cường độ từ trường và số vòng dây của cuộn dây trong stato.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 16, Giải bài 16 Vật lí 12 Kết nối tri thức, Siêu nhanh giải bài 16 Vật lí 12 Kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác