Siêu nhanh giải bài 12 Công nghệ 7 Kết nối tri thức

Giải siêu nhanh bài 12 Công nghệ 7 Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh Công nghệ 7 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Công nghệ 7 Kết nối tri thức phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 12: CHĂN NUÔI GÀ THỊT TRONG NÔNG HỘ

I. CHUỒNG NUÔI

Câu 1: Quan sát Hình 12.3 và cho biết nên chọn loại chuồng nào để nuôi gà thịt. Tại sao?

Giải rút gọn:

Chuồng hình a vì thông thoáng, đảm bảo ấm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè. 

Câu 2: Hãy tìm hiểu về vai trò của lớp độn chuồng và lớp sàn thoáng

Giải rút gọn:

  • Hút ẩm từ chất thải.

  • Giảm bớt sự tiếp xúc trực tiếp giữa vật nuôi và chất thải của vật nuôi

  • Giảm sự tập trung của vi khuẩn.

  • Điều hòa độ ẩm và nhiệt độ của môi trường chăn nuôi vật nuôi. Lớp dọn chuồng hút ẩm từ không khí khi không khí quá ẩm và giải phóng hơi nước khi không khí quá khô. 

II. THỨC ĂN VÀ CHO ĂN

1. Thức ăn

Câu hỏi: Sắp xếp các loại thức ăn tự nhiên của gà trong Hình 12.4 vào các nhóm dinh dưỡng thích hợp

Giải rút gọn:

Nhóm dinh dưỡng

Tên thức ăn

Chất đạm

 (a); (b); (g)

Tinh bột

 (e);  

Chất béo

 (c);

Vitamin và chất khoáng

(d);(h); (i);(k)

2. Cho gà ăn

Câu hỏi: Quan sát Hình 12.5 và cho biết đâu là máng ăn, đâu là máng uống?

Giải rút gọn:

  • a: máng ăn (phân thành các ngăn để chứa các loại thức ăn khác nhau)

  • b: Máng uống (có 1 ngăn duy nhất)

III. CHĂM SÓC CHO GÀ

1. Giai đoạn từ khi gà mới nở đến một tháng tuổi

Câu hỏi: Em hãy quan sát sự phân bố của gà con trong Hình 12.6 và cho biết mức độ thích hợp của nhiệt độ với gà trong từng ô úm. Hãy đề xuất giải pháp để nhiệt độ của các ô úm phù hợp với gà.

Giải rút gọn:

Mức độ thích hợp của nhiệt độ đối với gà trong từng ô úm:

  • Hình a: Nhiệt độ thích hợp (gà phân bố đều trên sàn)

  • Hình b: Nhiệt độ bị lạnh (gà chụm lại thành đám ở dưới đèn úm)

  • Hình c: Nhiệt độ bị nóng (gà tản ra, tránh xa đèn úm)

Giải pháp để nhiệt độ của các ô úm phù hợp với gà:

  • Phân bố mật độ chuồng nuôi thích hợp theo tuần tuổi:

Tuần tuổi

Mật độ trung bình (con/m2)

Mật độ tối thiểu

Mật độ tối đa

1

30 - 35

30 - 45

2

20 - 25

25 – 30

3

15 – 20

20 – 25

4

12 - 15

15 - 20

  • Điều chỉnh dụng cụ sưởi ấm tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường và tuổi gà. 

Ngày tuổi

Quây úm

Chuồng sưởi ấm nhiệt độ chuồng (0C)

Nhiệt độ nguồn sưởi (C)

Nhiệt độ trong quây (0C)

1 – 3

38

28 – 29

31 – 33

4 – 7

35

28

31 – 32

8 – 14

32

28

29 – 31

15 – 21

29

28

28 – 29

22 - 28

29

25 - 28

23 - 28

  • Thường xuyên quan sát đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ trong quây, thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng cho thích hợp:

Ngày tuổi

Thời gian chiếu sáng hàng ngày (giờ)

Cường độ chiếu sáng (W/m2)

1 – 2

22

5

3 – 4

20

5

5 – 7

17

5

8 – 10

14

3

11 – 13

11

3

14 - 28

8

2

2. Chăm sóc gà giai đoạn trên một tháng tuổi

Câu hỏi: Nêu một số đặc điểm cần lưu ý khi chăm sóc gà ở giai đoạn từ mới nở đến một tháng tuổi và giai đoạn trên một tháng tuổi

Giải rút gọn:

- Giai đoạn gà mới nở đến một tháng tuổi:

  • Ở giai đoạn này gà con còn rất yếu, sức đề kháng kém, rất dễ bị bệnh, vì vậy cần phải chăm sóc cẩn thận đề gà khoẻ mạnh. Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con.

- Giai đoạn trên một tháng tuổi:

  • Cần bỏ quây để gã đi lại tự do.

  • Sau hai tháng tuổi, nên thả gà ra vườn hoặc đồi đề gà vận động, ăn khoẻ, nhanh lớn, thịt chắc và ngon hơn.

  • Hằng ngày, cần rửa sạch máng ăn và mảng uống để phòng bệnh cho gà.

  • Sau mỗi lứa gà, cần thay lớp độn chuồng và làm vệ sinh nền chuồng sạch sẽ.

IV. PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO GÀ

Câu hỏi: Vì sao trong phòng, trị bệnh cho gà cần thực hiện tốt nguyên tắc phòng là chính?

Giải rút gọn:

  • Vì phòng bệnh thì sẽ đỡ tốn công sức, tiền của và thời gian hơn, nếu để gà mắc bệnh có nhiều loại bệnh rất khó chữa và rất có khả năng không chữa khỏi hoặc để lại di chứng sau này. Nếu ta phòng bệnh tốt cho vật nuôi thì vật nuôi sẽ cho sản phẩm chất lượng cao, số lượng nhiều, ngoài ra chi phí phòng bệnh sẽ thấp hơn chi phí chữa bệnh. 

V. MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN Ở GÀ

1. Bệnh tiêu chảy

Câu hỏi: Hãy tìm hiểu về các loại thuốc và cách sử dụng thuốc để trị bệnh tiêu chảy cho gà.

Giải rút gọn:

1. ANIMOXCOL – Đặc trị các bệnh đường tiêu hóa

  • Thành phần: có tác dụng điều trị các bệnh đường tiêu hóa mới xảy ra trên đàn gà. Hoặc người chăn nuôi có thể để trộn vào thức ăn, nước  uống phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Liều dùng: 1g/ 10kgP tương đương 1g/2l nước uống.

2. COLI MOX S500- Đặc trị tiêu chảy phân trắng phân xanh, viêm ruột hoại tử

  • Công dụng điều trị các bệnh viêm ruột hoại tử, Ecoli kéo màng, tiêu chảy cấp…

  • Liêu dùng; 1g/ 30- 35 kgP tương đương 6- 7 lít nước

3. AMOXI- ONE – Đặc trị các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột gây ra bởi các loại vi khuẩn

  • Công dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột như Ecoli, Salmonella, …gây tiêu chảy phân trắng, phân vàng, phân xanh, Viêm ruột hoại tử, Coryza, Thương hàn…Liều dùng: 1g/ 40- 60kgP tương đương  8- 12 lit nước. Liều điều trị 1g/ 35- 40kgP

4. COLI 4800 – Đặc trị các bệnh trên đường tiêu hóa

  • Đặc trị ỉa chảy, viêm ruột cấp tính và mãn tính, tụ huyết trùng, viêm dạ dày ruột. Liều dùng : 1g/ 2-4 kg thức ăn hoặc 4- 8 lit nước.

5. Ganadexil Enrofloxacina 5% dùng để chữa bệnh tiêu chảy ở gà

  • Cách dùng: 0.5 – 1ml/10kg thể trọng/ngày, dùng trong 3 ngày.

6.  DICLACOX 3.0 – Đặc trị bệnh Cầu trùng

  • Sản phẩm có tác dụng cắt đứt vòng đời của Cầu trùng ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Liều dùng: 1ml/ 5 lit nước uống tương đương 1ml/ 25kgP.

7. Enrotil 10% Inj:

  • Cách dùng: tiêm bắp hoặc dưới da trong 3-5 ngày theo liều lượng chỉ định của nhà sản xuất.

8. Sulteprim oral solution– thuốc trị tiêu chảy ở gà hiệu quả:

  • Cách dùng: dùng thuốc hòa với nước theo liều lượng 1-5ml/10 lít nước uống.

2. Bệnh dịch tả (bệnh gà rù, bệnh Newcastle)

3. Bệnh cúm gia cầm

Câu 1:  Nêu nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gà

Giải rút gọn:

  • Nguyên nhân gây bệnh: Do virus cúm gia cầm gây ra. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh làm chết hàng loạt gia cầm như đồng thời có thể gây bệnh cho người.

  • Biện pháp phòng, trị bệnh: 

    • Sử dụng vaccine

    • Không ăn, giết mổ gia cầm và các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc.

    • Khi phát hiện đàn gà mắc bệnh cúm gia cầm thì báo ngay cho cán bộ thú y, chính quyền địa phương để tiêu hủy và thực hiện các biện pháp phòng dịch.

Câu 2: Sử dụng internet hoặc sách, báo,... hãy cho biết một số chủng cúm gia cầm đã xuất hiện ở Việt Nam và phòng tránh lây nhiễm virus cúm gia cầm sang người.

Giải rút gọn:

  • Cúm A H5N1

  • Cúm A H5N8

  • Cúm A H7N9

  • Cúm A H5N6

LUYỆN TẬP

Câu 1: Theo em, khi làm chuồng nuôi gà thịt trong nông hộ cần chú ý những vấn đề gì?

Giải rút gọn:

  • Mật độ, thông thoáng

  • Thức ăn và cho gà ăn

  • Chăm sóc cho gà trong từng giai đoạn

  • Phòng và trị bệnh cho gà

Câu 2: Trong các nhóm thức ăn sau đây, sử dụng nhóm thức ăn nào cho gà là đảm bảo đủ chất dinh dưỡng?

A. Gạo, thóc, ngô, khoai lang, bột cá

B. Rau muống, cơm nguội, ngô, thóc, rau bắp cải

C. Ngô, bột cá, rau xanh, khô dầu lạc,cám gạo

D. Bột ngô, rau xanh, cám gạo, cơm nguội, khoai lang

Giải rút gọn:

C. 

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Đề xuất bốn loại nguyên liệu (thuộc bốn nhóm dinh dưỡng) có sẵn trong gia đình, địa phương em phù hợp để làm thức ăn cho gà.

Giải rút gọn:

Bốn loại nguyên liệu:

  • Cám gạo

  • Rau muống

  • Khô đậu tương

  • Giun đất


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Công nghệ 7 Kết nối tri thức bài 12, Giải bài 12 Công nghệ 7 Kết nối tri thức, Siêu nhanh Giải bài 12 Công nghệ 7 Kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác