Mẹo làm bài thi trắc nghiệm môn Địa lý kì thi THPT quốc gia
Chỉ còn đúng hai ngày nữa, kì thi quan trọng nhất của các em học sinh 12 chính thức khởi động. Do đó, việc nhồi nhét kiến thức bây giờ dường như không phải là phương án hiệu quả. Mà thay vào đó, hãy tìm cho mình một cách làm bài hiệu quả. Dưới đây, Tech12h xin mách nhỏ với các bạn cách làm bài thi trắc nghiệm hiệu quả.
Như trước đó Tech12h đã chia sẻ với các bạn sĩ tử bài viết cách ôn luyện 15 ngày cuối cùng cũng đã chỉ cho các bạn cách ôn khoa học. Theo đó, ba ngày cuối cùng chính là từ ngày hôm nay đến hôm thi, các bạn học sinh không nên nhồi nhét quá nhiều kiến thức thay vào đó hãy nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng ngày thi đảm bảo để có sức khỏe tốt cho ba ngày thi sắp tới. Tuy nhiên, mấy ai có thể ngồi yên một chỗ trong những ngày này được. Vì vậy thay vì nhồi nhét kiến thức hãy tham khảo những bí quyết làm bài để mình có thêm kinh nghiệm và mẹo hay để hi vọng đạt được những điểm số cao nhất.
Dưới đây là mẹo làm bài thi trắc nghiệm môn Địa lý, mời các bạn cùng tham khảo.
Căn thời gian
Khi bạn làm bài thi dù lớn hay nhỏ, điều bạn cần phải quan tâm đó chính là thời gian. Tuy nhiên, tùy vào mức điểm mà bạn muốn để căn chỉnh thời gian hợp lí. Rõ ràng, nếu bạn chỉ cần đạt được 5 điểm sẽ dư giả và thoải mái hơn so với bạn muốn được 9 điểm. Nếu cần làm 5 điểm thì có thể ngồi làm 1-2 phút cho 1 câu, nhưng nếu xác định làm 9-10 điểm thì tối đa 15-20 giây cho 24 câu đầu tiên, bởi đó sẽ là 24 câu đơn giản nhất, từ câu 25 trở đi sẽ bắt đầu bước vào mức phân loại học sinh rồi.Do đó, hãy tính toàn cẩn thận để phân bổ thời gian hợp lí cho từng câu hỏi. Và bạn không nên căn hết toàn bộ thời gian để làm bài, bạn cần phải trừ một khoảng thời gian nhỏ để kiểm tra lại bài cũng như toàn bộ thông tin trên tờ giấy thi một lần nữa để đảm bảo chắc chắn.
Xác định từ khóa câu hỏi.
Làm bài thi trắc nghiệm nên bạn sẽ không có nhiều thời gian để đọc đi đọc lại câu hỏi mà bạn cần phải nắm được từ khóa của câu hỏi để chọn đáp án. Có rất nhiều trường hợp đề yêu cầu chọn đáp án đúng nhất thì chỉ chọn đáp án đúng nên câu trả lời nghiễm nhiên sai. Vì vậy, trong nhiều câu hỏi trắc nghiệm thường có những cụm từ như: Đúng nhất, không đúng, vì sao hay nguyên nhân nào… bạn cần phải nắm rõ để chọn những đáp án phù hợp nhất. Tóm lại, trong các câu hỏi sẽ có các từ, cụm từ mang tính chất nhấn mạnh, và nếu không hiểu được các cụ từ đó thì rất khó khăn trong quá trình làm bài.
Những mẹo hay làm bài trắc nghiệm
Một người học tốt thì khi đọc câu hỏi cần xác định được luôn trong đầu đáp án sẽ là gì, sau đó mới đọc 4 phương án, như vậy sẽ tăng độ chính xác của sự lựa chọn.
Sử dụng phương pháp loại trừ trong làm bài: nếu chọn đáp án sai thì chỉ cần thấy trong các phương án có 1 chữ sai hoặc không đúng thì loại bỏ ngay.
Đối với những câu hỏi quá khó mà không xác định được cần đánh dấu để làm sau, không được tập trung quá nhiều thời gian vào làm 1 câu.
Những phương án có các cụm từ sau thường sẽ có tỉ lệ đúng cao hơn 1 chút: “Một số”, “thông thường”...
Một lỗi hay gặp khi làm trắc nghiệm đó là các bạn quá tự tin vào bản thân khi đọc 1 câu hỏi vài dòng đầu thấy quen quen hình như đã làm ở nhà rồi vậy là khoanh luôn mà không cần bận tâm những vấn đề khác. Càng những câu như vậy càng nguy hiểm vì các bạn sẽ vướng vào những lỗi sai như trong quá khứ các bạn đã mắc phải.
Trong trường hợp không thể biết đáp án đúng thì hãy tìm đáp án sai, từ đó loại trừ dần dần sẽ có được cơ hội đúng cao hơn.
Nếu 1 câu hỏi có dạng bắt tính toán mà cái đó đã hoc trong lý thuyết thì dùng luôn lý thuyết không cần phải tính. Ví dụ cho dân số và diện tích, bắt tính mật độ thì dùng luôn lý thuyết, không cần tính toán mất thời gian.
Thực hiện 4 “lại”
Rà soát lại: Xem lại những nội dung giảm tải không cần học để giảm bớt số lượng kiến thức mình cần phải nhớ.
Nhớ lại: Nhớ lại xem mình đã học những gì, và hiển nhiên cái gì không thể nhớ lại thì phải học lại chứ không thể học lai toàn bộ.
Kiểm tra lại: Kiểm tra lại những phần đã nhớ và có thể nhớ lại thông qua làm bài tập. Khi các bài kiểm tra mà làm tốt chứng tỏ nhớ tốt và học tốt, còn chưa tốt chứng tỏ bạn mới học sơ sài cần chấn chỉnh lại.
Hồi tưởng lại: Khi làm 1 đề ở giai đoạn này không cần thiết thời gian khắt khe, vấn đề ở chỗ làm 1 câu hỏi phải đọc nó, hình dung hồi tưởng lại nội dung đó đã học như nào và các nội dung có liên quan chứ không phải cứ đọc và khoanh luôn.
Bình tĩnh, tự tin và quyết thắng
Trước khi vào thi hầu hết các bạn đều có chung một tâm lí đó chính là tâm lí. Do đó, cần phải giảm áp lực trước khi vào phòng thi. Khi tâm lí thoải mái các bạn sẽ làm bài thi thoải mái.
Chúc các bạn có một kì thi thuận lợi và đạt được kết quả cao.
Giải bài tập những môn khác
Đang cập nhật dữ liệu...
Bình luận