Đề thi tuyển lên lớp 10 năm nay tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Theo dự kiến, năm nay kì thì tuyển học sinh lên lớp 10 tại TP.HCM sẽ diễn ra trong hai ngày 2/6 và 3/6 tại 125 hội đồng thi. Và cho đến thời điểm này, vấn đề đang được nhiều sự quan tâm nhất hiện nay đó chính là hướng ra đề thi năm nay. Đó là vấn đề chưa bao giờ ngừng “hot”, nhất là trong thời kì trọng điểm của các kì thi quan trọng.

Đề thi tuyển lên lớp 10 năm nay tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Năm nay, các bạn tham dự kì thi tuyển lên lớp 10 tại TP.HCM sẽ phải làm bài thi ba môn lần lượt là: Ngữ văn (120 phút), Ngoại ngữ (60 phút) và Toán (120 phút). Các bài thi chuyên sẽ thi chiều ngày 3/6, trong đó, môn Hóa học và môn Ngoại ngữ là 120 phút, các môn khác là 150 phút.

Đối với ba môn này, gần đây Sở GD – ĐT thành phố HCM đã có những chia sẻ mới nhất về đề thi.

Môn văn: Kiểm tra năng lực cơ bản

Theo chia sẻ của chuyên viên môn Ngữ văn Sở GD – ĐT thành phố cho biết: “môn ngữ văn, cấu trúc đề sẽ gồm 2 phần: phần đọc - hiểu (3 điểm) và phần tạo lập văn bản (gồm viết văn bản nghị luận xã hội: 3 điểm và văn bản nghị luận văn học: 4 điểm). Đề thi sẽ hướng đến việc kiểm tra các năng lực cơ bản mà môn ngữ văn đã trang bị cho học sinh như: năng lực đọc hiểu, năng lực sử dụng ngôn ngữ (trình bày một vấn đề, thuyết phục người khác...), năng lực cảm thụ tác phẩm văn học...”

Theo ông Thành, ở phần đọc - hiểu, văn bản được chọn có thể thuộc các thể loại khác nhau như: văn bản nghị luận xã hội, văn bản văn học... Hệ thống câu hỏi đặt ra theo các cấp độ tư duy từ dễ đến khó: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

Ở câu nghị luận xã hội, nội dung đề thi sẽ là những đề tài bàn luận đa dạng, phong phú (các vấn đề gần gũi với lứa tuổi học sinh, được các bạn trẻ quan tâm; các giá trị phổ quát, vấn đề thời sự...). Để làm tốt câu này, , thí sinh cần xác định rõ vấn đề bàn luận, đưa ra suy nghĩ, quan điểm riêng, đưa ra lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục người đọc, nhận thức về những tác động của vấn đề đối với bản thân...

Cũng theo ông Thành, ở câu nghị luận văn học, thí sinh cần rèn luyện kỹ năng phân tích thơ, truyện; cần đọc sâu, nghiền ngẫm để hiểu và cảm nhận tác phẩm. Rèn kỹ năng liên hệ, so sánh, khái quát... Để làm tốt câu nghị luận văn học, khi ôn tập, đọc và phân tích tác phẩm, thí sinh cần liên hệ đến thực tế cuộc sống và liên hệ đến các tác phẩm khác cùng đề tài. Nếu được chọn lựa 1 trong 2 đề nghị luận văn học để làm, thí sinh nên chọn đề mà mình nắm chắc kiến thức, kỹ năng để làm.

Môn toán: Tiếp tục đổi mới đề thi

Với môn toán thì: "Đề thi sẽ tiếp tục đổi mới theo hướng tăng cường câu hỏi vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Nếu như năm trước đề thi chỉ có 1 câu hỏi ra theo dạng này thì năm nay sẽ có 2 câu hỏi. Về cấu trúc đề thi sẽ gần giống như năm trước nhưng có một số thay đổi. Đó là các câu hỏi yêu cầu thí sinh phải suy luận và phải hiểu bài mới làm được..." ông Dương Bửu Lộc, chuyên viên môn toán Sở GD-ĐT TP bật mí.

Môn tiếng Anh:  Cấu trúc như các năm trước

ông Trần Đình Nguyễn Lữ - chuyên viên môn tiếng Anh Sở GD-ĐT TP - đưa ra lời khuyên: “Cấu trúc đề thi môn tiếng Anh tuyển sinh lớp 10 năm nay sẽ giống như năm trước. Cùng với chủ trương nhằm kiểm tra khả năng sử dụng tiếng Anh của thí sinh trong thực tiễn, nội dung đề thi sẽ có những chủ đề khá gần gũi với cuộc sống, lứa tuổi của thí sinh".

" Nhìn chung, đề thi năm nay vẫn có những nội dung: trắc nghiệm nhiều chọn lựa, tìm lỗi trong câu, đọc - hiểu, dạng thức từ; điền từ vào một bài đọc; viết lại câu...Riêng câu hỏi yêu cầu sắp xếp từ thành câu hoàn chỉnh; dạng tìm ý chính và câu hỏi suy luận trong phần đọc - hiểu thì đã trở nên quen thuộc rồi, thí sinh học bài kỹ và có suy luận là làm được”.

- Nguồn Hoc.vtc-

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Đang cập nhật dữ liệu...