Đề thi Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 kết nối tri thức có kèm đáp án và ma trận

Đề thi Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 kết nối tri thức có đáp án và ma trận chi tiết. Bộ đề thi tổng hợp nhiều câu hỏi và dạng bài tập hay sẽ giúp các em ôn thi đạt kết quả cao trong học tập. Cấu trúc bộ đề bo gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm, bảng ma trận và bảng đặc tả. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp thầy cô và các em ôn tập

 

SỞ GD & ĐT ………………

TRƯỜNG THPT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: … phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1 (0,25 điểm). Chỉ số nào được tính bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội trong năm cho dân số trung bình của năm tương ứng?

A.   GNI/người.

B.   GDP/người.

C.   GPT/người.

D.   BMI/người.

     Câu 2 (0,25 điểm). Việt Nam không phải là thành viên của các tổ chức kinh tế nào?

A.   ASEAN

B.   EURO

C.   APEC

D.   WTO

Câu 3 (0,25 điểm). HDI là chỉ số gì?

  • A.   Chỉ số phát triển con người
  • B.   Chỉ số tuổi thọ trung bình
  • C.   Chỉ số thu nhập quốc dân
  • D.   Chỉ số sản phẩm quốc nội

     Câu 4 (0,25 điểm). Loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia là loại bảo hiểm nào?

A.   Hợp đồng bảo hiểm.

B.   Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

C.   Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

D.   Bảo hiểm y tế bắt buộc.

     Câu 5 (0,25 điểm). Nguồn tài chính quan trọng nhất để thực hiện chế độ ưu đãi xã hội?

A.   Ngân sách nhà nước.

B.   Quỹ bảo hiểm xã hội.

C.   Quỹ đền ơn đáp nghĩa.

D.   Sự ủng hộ, tài trợ của các đơn vị sử dụng lao động.

     Câu 6 (0,25 điểm). Bảo hiểm có bao nhiêu loại hình?

A.   Một loại hình

B.   Hai loại hình

C.   Ba loại hình

D.   Bốn loại hình

     Câu 7 (0,25 điểm). Nội dung của quan hệ kinh tế quốc tế không bao gồm?

A.   Thương mại quốc tế

B.   Hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học công nghệ

C.   Quan hệ ngoại giao quốc tế

D.   Hợp tác đầu tư quốc tế

     Câu 8 (0,25 điểm). Hệ thống an sinh xã hội ở nước ta gồm bao nhiêu chính sách cơ bản?

A.   Hai chính sách.

B.   Ba chính sách.

C.   Bốn chính sách.

D.   Năm chính sách.

     Câu 9 (0,25 điểm). Vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế không phải ý nào sau đây?

A.   Giảm bớt tình trạng đói nghèo.

B.   Tăng mức thu nhập dân cư.

C.   Giải quyết công ăn việc làm.

D.   Giảm vai trò quản lí của nhà nước.

     Câu 10 (0,25 điểm). Theo em, nhận định nào sau đây thể hiện đúng về sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế?

A.   Các nước đang phát triển cần tham gia hội nhập kinh tế quốc tế để tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài.

B.   Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra sự phụ thuộc và mất cân bằng về lợi ích giữa các quốc gia với nhau.

C.   Hội nhập kinh tế quốc tế có khả năng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia.

D.   Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ cần thiết đối với những quốc gia đang phát triển để thu hẹp khoảng cách tụt hậu.

     Câu 11 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây là vai trò của bảo hiểm về xã hội?

A.   Góp phần chuyển giao rủi ro.

B.   Ổn định và tăng thu ngân sách nhà nước.

C.   Đảm bảo an toàn cho cuộc sống con người.

D.   Gia tăng thất nghiệp trong nền kinh tế.

     Câu 12 (0,25 điểm). Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư?

A.   Của tư nhân, công ty vào một công ty ở nước khác và trực tiếp điều hành công ty đó

B.   Mua cổ phiếu, trái phiếu của một doanh nghiệp ở nước khác

C.   Cho vay ưu đãi giữa chính phủ các nước

D.   Dùng cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước

     Câu 13 (0,25 điểm). Tranh chấp nào sau đây không phải tranh chấp về ưu đãi xã hội?

A.   Tranh chấp giữa con của thương binh với cơ quan bảo hiểm xã hội về chế độ trợ cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt khi bị tai nạn lao động.

B.   Tranh chấp giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với người có công với cách mạng về xác nhận điều kiện hưởng chế độ trợ giúp xã hội.

C.   Tranh chấp giữa thân nhân liệt sĩ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về trợ cấp tuất hàng tháng.

D.   Tranh chấp giữa thương binh với cơ sở điều dưỡng về chế độ điều dưỡng, phục hồi chức năng.

     Câu 14 (0,25 điểm). Đâu là chỉ tiêu phát triển kinh tế?

A.   Chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

B.   Chỉ tiêu thu nhập quốc dân.

C.   Chỉ tiêu người lao động.

D.   Chỉ tiêu sản phẩm quốc nội.

     Câu 15 (0,25 điểm). Với sự ra đời của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, dầu thô được giữ lại một phần để chế biến trước khi đem tiêu dùng hoặc xuất khẩu, làm gia tăng giá trị tài nguyên; đây chính là nhân tố đem lại:

A.   Tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu.

B.   Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng.

C.   Phát triển kinh tế theo chiều sâu.

D.   Phát triển kinh tế theo chiều rộng.

     Câu 16 (0,25 điểm). Quan điểm của Đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế đối ngoại, khái niệm “mở cửa” có nghĩa là?

A.   “Mở toang cửa”, “thả cửa một cách tuỳ tiện”.

B.   Mở cửa là một chính sách nhất thời, một biện pháp kỹ thuật.

C.   Mở cửa là mở rộng giao lưu kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, trao đổi và phân công lao động quốc tế.

D.   Mở cửa là xoá bỏ hoàn toàn các loại thuế nhập khẩu.

     Câu 17 (0,25 điểm). Chị B là công chức nhà nước, năm nay con chị 2 tuổi. Khi con chị B bị bệnh, chị được nghỉ bao nhiêu ngày để chăm con theo chế độ ốm đau?

A.   Tối đa 20 ngày làm việc trong 1 năm

B.   Tối đa 30 ngày làm việc trong 1 năm

C.   Tối đa 40 ngày làm việc trong 1 năm

D.   Tối đa 60 ngày làm việc trong 1 năm.

     Câu 18 (0,25 điểm). Anh A là lao động tự do. Khi được tuyên truyền tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, anh A nghĩ rằng mình đang trẻ, khỏe mạnh, có việc làm và thu nhập ổn định, nên đã không tham gia.

Trong tình huống trên, anh A đã thực hiện trách nhiệm của công dân về an sinh xã hội như thế nào?

A.   Không thực hiện đúng, vì anh A đang thể hiện sự chủ quan của bản thân trong việc định hướng tương lai.

B.   Thực hiện đúng, vì anh A có quyền lựa chọn việc tham gia an sinh xã hội hay không.

C.   Thực hiện đúng, vì anh A làm vậy để bảo mật thông tin cá nhân tốt.

D.   Không thực hiện đúng, vì anh A có thể gặp những rủi ro đột ngột, việc tham gia an sinh xã hội là cần thiết.

     Câu 19 (0,25 điểm). Ông Đ đã làm việc được 6 tháng theo hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng cho một doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Đ và doanh nghiệp nơi ông Đ làm việc đã không tham gia và đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế. Khi ông Đ chẳng may bị bệnh, ông Đ phải tự chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh, tiền thuốc và các dịch vụ y tế.

Theo em, việc không tham gia bảo hiểm y tế mang lại rủi ro gì cho ông Đ?

A.   Không mang lại rủi ro gì cả, ông Đ có thể tự lập chi trả tiền khám chữa bệnh.

B.   Ông Đ phải chịu chi phí y tế cá nhân cao, không có sự hỗ trợ tài chính từ bảo hiểm.

C.   Ông Đ có quyền đòi tiền chi phí khám chữa bệnh với công ty ông đang làm.

D.   Ông Đ nên lựa chọn không đóng bảo hiểm y tế để bảo đảm an toàn thông tin cá nhân.

     Câu 20 (0,25 điểm). Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế khác nhau ở điểm gì?

A.   Tăng trưởng kinh tế là sự thay đổi về chất, phát triển kinh tế là sự phát triển mạnh mẽ về lượng.

B.   Tăng trưởng kinh tế là sự thay đổi về lượng, phát triển kinh tế có phạm vi toàn diện hơn.

C.   Phát triển kinh tế là sự biến đổi về chất, tăng trưởng kinh tế là sự thay đổi toàn diện hơn.

D.   Phát triển kinh tế là sự tiến bộ xã hội con người, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

     Câu 1 (2,5 điểm).

a. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Tại sao các nước đang phát triển như Việt Nam phải tích cực hội nhập kinh tế quốc tế?

b. Em hãy cho biết một số chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

     Câu 2 (1,5 điểm). Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về vai trò của bảo hiểm? Vì sao?

a. Bảo hiểm giúp con người chuyển giao rủi ro, chia sẻ rủi ro, khắc phục hậu quả tổn thất.

b. Bảo hiểm chỉ góp phần làm ổn định chứ không góp phần làm tăng thu ngân sách nhà nước

 Câu 3 (1,0 điểm). Theo em, học sinh trung học phổ thông có thể thực hiện những việc gì để góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế?

 

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

 

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         … 

 

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 – BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘTổng số câuĐiểm số        
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVD cao        
TNTLTNTLTNTLTNTLTNTL  
CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ           
1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế2 2 2  1612,5
CHỦ ĐỀ 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ           
2. Hội nhập kinh tế quốc tế212 1   513,75
CHỦ ĐỀ 3: BẢO HIỂM VÀ AN SINH XÃ HỘI           
3. Bảo hiểm2 112   512,75
4. An sinh xã hội2 1 1   401,0
Tổng số câu TN/TL8161600120310,0
Điểm số2,02,51,51,51,5001,05,05,010,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4,5 điểm

45 %

3,0 điểm

30 %

1,5 điểm

15 %

1,0 điểm

10 %

10,0 điểm

100 %

10,0 điểm     



 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12

– BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi  

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

 

TL   
TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ61    
Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tếNhận biếtNhận biết được chỉ số GDP/ người và chỉ số HDI.2 C1, C3 
Thông hiểu - Nắm được vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế.  - Xác định được chỉ tiêu phát triển kinh tế.2 C9, C14  
Vận dụng - Xác nhận được quy mô phát triển kinh tế trong các thông tin cụ thể.  - Chỉ ra được điểm khác nhau giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.2 C15, C20  
Vận dụng caoNêu được trách nhiệm của học sinh trung học phổ thông trong việc góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. 1 C3 (TL) 
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ51    
Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tếNhận biết - Nhận biết được Việt Nam không phải là thành viên của các tổ chức kinh tế nào trên thế giới.  - Nhận biết được nội dung của quan hệ kinh tế quốc tế.  - Nêu được định nghĩa hội nhập kinh tế quốc và giải thích được lí do các nước đang phát triển như Việt Nam phải tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; nêu một số chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.21C2, C7C1 (TL)
Thông hiểu - Nắm được sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế.  - Biết được hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.2 C10, C12  
Vận dụngBiết được quan niệm “mở cửa” của quan điểm mà Việt Nam đặt ra về kinh tế đối ngoại.1 C16  
Vận dụng cao      
BẢO HIỂM VÀ AN SINH XÃ HỘI91    
Bài 3: Bảo hiểmNhận biết - Nhận biết được loại bảo hiểm xã hội bắt buộc.  - Nhận biết các loại hình của bảo hiểm.2 C4, C6 
Thông hiểu - Nắm được vai trò của bảo hiểm về xã hội.  - Nhận xét được các nhận định đúng/sai về vai trò của bảo hiểm.11C11C2 (TL) 
Vận dụngPhân tích được tình huống liên quan đến bảo hiểm.2 C17, C19  
Vận dụng cao      
Bài 4: An sinh xã hộiNhận biết - Nhận biết được nguồn tài chính quan trọng nhất để thực hiện chế độ ưu đãi xã hội.  - Biết được các chính sách cơ bản của hệ thống an sinh xã hội ở nước ta.2 C5, C8 
Thông hiểuXác định được tranh chấp không phải tranh chấp về ưu đãi xã hội.1 C13  
Vận dụngXử lí tình huống liên quan đến an sinh xã hội.1 C18  
Vận dụng cao      

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm:

Ma trận đề thi Giáo dục kinh tế và pháp luật 12. đề thi Giáo dục kinh tế và pháp luật 12. đề kiểm tra Giáo dục kinh tế và pháp luật 12

Bình luận

Giải bài tập những môn khác