Lý thuyết trọng tâm vật lí 10 kết nối bài 23: Năng lượng. Công cơ học
Tổng hợp kiến thức trọng tâm vật lí 10 kết nối tri thức bài 23: Năng lượng. Công cơ học. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
I. NĂNG LƯỢNG
a. Ôn lại kiến thức về năng lượng
- Năng lượng có thể được phân thành 2 loại: động năng và thế năng.
- Động năng: là năng lượng của vật do chuyển động mà có.
- Thế năng: là năng lượng lưu trữ của vật.
b. Thí nghiệm của Joule về sự truyền, chuyển hóa và bảo toàn năng lượng.
- GV chiếu hình ảnh về thí nghiệm của Joule được mô tả bằng cách khác:
Trả lời:
HD1:
a) Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng: Nồi cơm điện dùng để nấu cơm.
b) Nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng: Nhà máy nhiệt điện.
c) Quang năng chuyển hóa thành điện năng: Tấm pin mặt trời.
d) Quang năng chuyển hóa thành hóa năng: Quá trình quang hợp ở cây.
II. CÔNG CƠ HỌC.
1. Thực hiện công.
Khái niệm: Thực hiện công cơ học là việc truyền năng lượng cho vật bằng cách tác dụng lực lên vật làm vật thay đổi trạng thái chuyển động.
Thực hiện công cơ học được gọi tắt là thực hiện công.
=> Kết luận: Thực hiện công là một trong những cách truyền năng lượng từ vật này sang vật khác.
2. Công thức tính công.
*Lực không đổi và cùng hướng với chuyển động.
- Công thức tính công: $A=F.s$ (23.1)
- Đơn vị: Jun (J).
- Khi lực cùng hướng với chuyển động thì độ dịch chuyển $\vec{d}$ có độ lớn bằng quãng đường đi được s => Công thức tính công cũng có thể viết là: $A = F.d$ (23.2)
*Lực không đổi và không cùng phương với chuyển động.
Lực không cùng phương với chuyển động sẽ xuất hiện trong một số hành động như: người đẩy xe, người vận hành máy cắt cỏ.
Với trường hợp người đẩy xe hàng:
Ta phân tích lực F thành 2 lực thành phần vuông góc với nhau:
- $\vec{F_s}$ cùng phương với chuyển động.
- $\vec{F_n}$ vuông góc với $\vec{F_s}$
Vì chỉ có thành phần Fs làm vật chuyển động nên $A = F_s.s = F.cos \alpha .s = F.s.cos.\alpha $
GV phân tích các trường hợp (SGK đã ghi chi tiết) rồi đi đến kết luận:
- $0\leq \alpha \leq 90^{\circ}$: Công của lực được gọi là công phát động (A>0)
- $\alpha= 90^{\circ}$: Lực không sinh công (A= 0).
- $90 ^{\circ}\leq \alpha \leq 180^{\circ}$: Công của lực được gọi là công cản (A<0)
- Chú ý:
- Công dương hay âm là do ta quy ước về dấu.
- Truyền năng lượng bằng cách tác dụng lực lên vật làm vật chuyển động hay làm cản trở chuyển động của vật đều là thực hiện công.
- Điều kiện để có công thực hiện là:
- Có lực tác dụng.
- Vật có dịch chuyển.
- Lực không vuông góc với hướng của chuyển động.
Bình luận