Lý thuyết trọng tâm vật lí 10 chân trời bài 16: Công suất - Hiệu suất

Tổng hợp kiến thức trọng tâm vật lí 10 chân trời sáng tạo bài 16: Công suất - Hiệu suất. Điều kiện cân bằng của vật. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

Nội dung chính trong bài:


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

1. CÔNG SUẤT

1.1. Khái niệm công suất

  • Khái niệm: Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công của lực, được xác định bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian 
  • Công thức: $P=\frac{A}{t}$ (16.1)
  • Đơn vị: $W (watt)$

$1W=1J/1s$.

1.2. Mối liên hệ giữa công suất với lực tác dụng lên vật và vận tốc của vật. 

* Mối liên hệ giữa công suất trung bình với lực tác dụng lên vật và vận tốc của vật:

$P_{tb}=\frac{A}{t}= \frac{F.v_{tb}.t}{t}=F.v_{tb}$ (16.3).

Ghi chú: Khi xét trong một khoảng thời gian rất bé, các đại lượng trong công thức 16.3 có ý nghĩa tức thời:

$P_{tb}=\frac{A}{t}=F.v $(16.4)

1.3. Vận dụng mối liên hệ giữa công suất với lực tác dụng lên vật và vận tốc của vật.

2. HIỆU SUẤT.

2.1 Khái niệm hiệu suất.

Trong xe ô tô:

  • Năng lượng toàn phần: là năng lượng cung cấp cho xe hay chính là năng lượng hóa học được tạo ra từ việc đốt cháy nhiên liệu 
  • Năng lượng có ích: Phần năng lượng toàn phần được chuyển thành cơ năng làm xe chuyển động.
  • Năng lượng hao phí: Là phần năng lượng còn lại bị thất thoát dưới những dạng khác nhau. 
  • Hiệu suất của động cơ H: là tỉ số giữa công suất có ích và công suất toàn phần của động cơ, đặc trưng cho hiệu quả làm việc của động cơ. 

$H=\frac{P'}{P}.$100% (16.5)

  • Công suất hao phí của động cơ được xác định: $\Delta P=P-P'$.

Lưu ý: 

Hiệu suất của động cơ luôn nhỏ hơn 1. Vì không có máy móc nào hoạt động mà không có sự mất mát năng lượng do ma sát, nhiệt và các dạng năng lượng hao phí khác.

2.2. Vận dụng công thức tính hiệu suất trong một số trường hợp thực tiễn. 

Các bước vận dụng công thức tính hiệu suất:

  • B1: Xác định được công hoặc công suất có ích.
  • B2: Xác định được công hoặc công suất toàn phần.
  • B3: Áp dụng vào công thức 16.5 hoặc 16.6 để tính hiệu suất cho vật.
 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức vật lí 10 CTST bài 16 Công suất - Hiệu suất, kiến thức trọng tâm vật lí 10 chân trời bài 16: Công suất - Hiệu suất, Ôn tập vật lí 10 chân trời bài Công suất - Hiệu suất

Bình luận

Giải bài tập những môn khác