Lý thuyết trọng tâm sinh học 10 chân trời bài 21: Công nghệ tế bào

Tổng hợp kiến thức trọng tâm sinh học 10 chân trời bài 21: Công nghệ tế bào. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO LÀ GÌ?

1. Khái niệm công nghệ tế bào 

- Công nghệ tế bào là quy trình kĩ thuật ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

- Quá trình này dựa trên tính toàn năng, nguyên lí phân chia và biệt hóa của tế bào để tạo ra các sản phẩm là các dòng tế bào, mô, cơ quan, cơ thể với số lượng lượng lớn.   

2. Nguyên lí của công nghệ tế bào

- Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào là tính toàn năng của tế bào. 

- Mỗi tế bào chữa hệ gene của tế bào quy định tất cả các đặc tính và tính trạng của cơ thể sinh vật. Các tế bào toàn năng có khả năng biệt hoá và phân biệt hoả. 

- Tuỳ thuộc điều kiện môi trường nuôi cấy mà tế bào có thể tạo ra các sản phẩm công nghệ khác nhau

II. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT

1. Công nghệ tế bào thực vật 

- Công nghệ tế bào thực vật được thực hiện dựa trên tính toàn năng của tế bào để tạo ra các mô tế bào, các cơ quan hay các cơ thể mới. 

- Quy trình thực hiện nhân giống cây trồng bằng công nghệ tế bào thực vật.

+ Tách các mẫu mô từ cơ quan của cơ thể thực vật.

+ Cho các mẫu mô nuôi cấy trong môi trường thích hợp để tạo mô sẹo. 

+ Bổ sung hormone kích thích sinh trưởng để kích thích mô sẹo phát triển thành cây con.

+ Đem cây con chuyển sang trồng trong vườn ươm cho phát triển thành cây trưởng thành.

2. Một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật 

Một số thành tựu nuôi cấy mô tế bào thực vật ở Việt Nam

- Các giống cây ăn quả bao gồm chuối già Nam Mỹ, chuối sứ, dâu tây chịu nhiệt, dừa, dứa,... 

- Các giống cây cảnh có giá trị cao như lan hồ điệp, lan rừng đột biến,... và cây cảnh ngắn ngày như hoa hồng, thược dược, cúc, đồng tiền,... 

- Các giống cây dược liệu như đinh lăng, đẳng sâm, sâm Ngọc Linh,...

- Các giống cây lấy gỗ như bạch đàn, keo lai, cẩm lai,...

 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 21: Công nghệ tế bào, kiến thức trọng tâm sinh học 10 chân trời bài 21: Công nghệ tế bào, nội dung chính bài Công nghệ tế bào

Bình luận

Giải bài tập những môn khác