Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ “Vội vàng” (Phan Huy Dũng)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 7: Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ “Vội vàng” (Phan Huy Dũng). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: MỘT KIỂU PHÁT BIỂU LUẬN ĐỀ ĐỘC ĐÁO CỦA XUÂN DIỆU Ở BÀI THƠ VỘI VÀNG

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết và phân tích được các đặc điểm của văn bản nghị luận văn học: luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng

PHẦN I: TÌM HIỂU CHUNG

Bài thơ được cấu tứ trên “luận đề": phải tận hưởng gấp những lạc thú cuộc đời, bởi đời người hữu hạn, tuổi trẻ có kì mà thời gian trôi như nước xiết.

PHẦN II. TÌM HIỂU VĂN BẢN

1. Cách thức lập luận của người viết

- Cần xác định được hệ thống ý của bài viết theo sơ đồ:

+ Luận đề: Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội vàng.

+ Luận điểm 1 (lí lẽ - bằng chứng): kế thừa tư tưởng đã có trong văn học (ý thức cái tôi cá nhân trong văn học phương Tây và quan niệm cổ điển phương Đông; dẫn thơ Lý Bạch, Tô Thức, Nguyễn Trãi).

+ Luận điểm 2 (lí lẽ - bằng chứng): sự cá biệt hoá (hình tượng hoá luận đề; những hình ảnh của cuộc đời, sự chuyển điệu cảm xúc, khẳng định bản ngã, thủ pháp liệt kê thể hiện nỗi niềm say sưa, chếnh choáng ... ).

- Tác giả bài nghị luận không tán thành với ý kiến đánh đồng giá trị thẩm mĩ cá biệt, đích thực của bài thơ với giá trị luận đề được nó chứng minh ... Ông khẳng định luận đề trở nên hấp dẫn, mới mẻ chính nhờ phần cá biệt hoá của Xuân Diệu.

=> Tác dụng: giúp người đọc hiểu thêm những ý nghĩa, tư tưởng sâu sắc của bài thơ Vội vàng từ góc nhìn của tác giả bài viết.

2. Thái độ của người viết

Đồng cảm, đánh giá cao quan niệm sống của Xuân Diệu, cho đó là thái độ sống tích cực.

PHẦN III. TỔNG KẾT

Xuân Diệu đã biến luận đề chung thành của riêng mình, thành sự chiêm nghiệm, thành điều tâm huyết của một cá thể, một cá nhân mê say sự sống.

=> Như vậy, phân tích tác phẩm thơ cần cảm nhận được ý tưởng khái quát của bài thơ, thấy được sự biểu hiện sáng tạo qua hình ảnh, thủ pháp, nhịp điệu ... ý tưởng khái quát đó, từ đó thấy được cái độc đáo, “tiếng nói riêng" của nhà thơ so với những tiếng nói khác.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 KNTT bài 7: Một kiểu phát biểu luận đề, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 7: Một kiểu phát biểu luận đề, Ôn tập Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 7: Một kiểu phát biểu luận đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác