Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Kết nối bài 5: Bí ẩn của làn nước (Bảo Ninh)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 5: Bí ẩn của làn nước (Bảo Ninh). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: BÍ ẨN CỦA LÀN NƯỚC

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại.

- Nhận biết được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.

I. SỰ KIỆN CƠN LŨ

- Sự kiện là sự việc xảy ra dẫn đến sự biến đổi của nhân vật.

Trong truyện ngắn, do hạn chế về dung lượng nên thường không có quá nhiều sự kiện. Có nhiều trường hợp toàn bộ truyện có kết cấu xoay quanh một sự kiện.

- Truyện “Bí ẩn của làn nước” không có cốt truyện phức tạp, mọi chi tiết xoay quanh sự kiện đêm Rằm tháng Bảy, thời điểm vừa đỉnh lũ lại vừa vỡ đê. Sự việc xảy ra đêm ấy (mất vợ, mất con, có một đứa trẻ được vớt lên từ dòng nước) đã tạo một sự thay đổi lớn trong cuộc đời nhân vật “tôi”: một gia đình bị xé tan, một bí mật được cất giấu cả đời, một nỗi đau không người chia sẻ.

II. NỖI ĐAU CỦA NHÂN VẬT “TÔI”

- Người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “tôi" (vai kể - người cha). Người kể chuyện ngôi thứ nhất trong truyện “Bí ẩn của làn nước” là người tham dự vào câu chuyện, trải nghiệm trực tiếp nỗi kinh hoàng trong trận lũ, cũng là người duy nhất biết đứa bé được vớt lên từ dòng nước không phải con của mình. Từ vai người cha, nhân vật “tôi" đã tự nguyện nuôi đứa trẻ khôn lớn. Với lòng nhân từ, vị tha của người cha, nhân vật "tôi" đã không nói ra sự thật về đứa con.

Người kể chuyện đồng thời là nhân vật chính trong tác phẩm.

- Nhân vật "tôi" - người cha không nói ra sự thật vì muốn cho đứa con tin rằng nó có một người cha thật sự, một gia đình thật, không bị mặc cảm là đứa con mồ côi, không ai biết nguồn gốc. Ông không muốn đứa trẻ phải chịu đựng nỗi đau đớn về tinh thần. Chính việc nhân vật im lặng chịu đựng nỗi đau đã cho thấy sự bao dung, đức hi sinh vì người khác. Đánh đổi nỗi đau ấy là cuộc đời bình yên của đứa con. Đây là một sự “dối lừa" cao cả.

III. SỨC MẠNH CỦA CHI TIẾT

Vì dung lượng nhỏ nên truyện ngắn thường có những chi tiết cô đọng, giàu súc gợi.

Truyện “Bí ẩn của làn nước” có chi tiết nhân vật “chết lặng" lúc nhìn và đón đứa con khi chị phụ nữ bế đứa bé và thay tã cho nó. Để hiểu chi tiết này, người đọc cần kết nối thông tin với các chi tiết trước và sau đó: ở đoạn trước, vợ anh thông báo đứa bé mình sinh ra là con trai; ở đoạn sau, anh kể "con gái tôi” đã thành một thiếu nữ.

Từ đây, ta có thể suy đoán và giải thích tâm lí của nhân vật. Biết đứa bé không phải con mình, nhưng anh vẫn thốt lên "Con tôi” hai lần, như để xác nhận đứa bé trở thành con anh. Không ai biết đứa bé là con ai, có lẽ chỉ dòng nước biết.

- “Bí ẩn của làn nước” cũng là bí mật của đứa bé, cũng là bí mật của chính người kể chuyện. Nhan đề này thể hiện chủ đề của tác phẩm, gợi sự ẩn giấu nỗi niềm, thể hiện sự chịu đựng nỗi đau, hi sinh thầm lặng vì người khác.

- Căn cứ chủ đề của tác phẩm (ca ngợi lòng vị tha của con người), có thể đặt cho truyện một nhan đề khác, chẳng hạn: Trái tim người cha.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 KNTT bài 5: Bí ẩn của làn nước (Bảo, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 5: Bí ẩn của làn nước (Bảo, Ôn tập Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 5: Bí ẩn của làn nước (Bảo

Bình luận

Giải bài tập những môn khác