Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Kết nối bài 2: Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học)
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 2: Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
NÓI VÀ NGHE: THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐÁNG QUAN TÂM TRONG ĐỜI SỐNG PHÙ HỢP VỚI LỨA TUỔI (ĐƯỢC GỢI RA TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Biết thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.
- Có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc và toàn diện hơn về vấn đề, đồng thời tạo được không khí thân thiện, sự đồng cảm trong một bối cảnh sinh hoạt vụ thể.
PHẦN I. MỘT SỐ LƯU Ý KHI THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐÁNG QUAN TÂM TRONG ĐỜI SỐNG
- Thực hiện đúng những quy định trong thảo luận: nguyên tắc luân phiên lượt lời, tập trung vào vấn đề thảo luận, đảm bảo quy định về thời gian, tuân thủ sự điều hành của người chủ trì.
- Tham gia đóng góp ý kiến trong việc thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm hoặc một nhiệm vụ mà nhóm, lớp phải thực hiện.
- Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác.
- Nắm bắt được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại được nội dung đó.
PHẦN II. THỰC HÀNH NÓI
1. Trước khi thảo luận.
- Thành lập nhóm và lựa chọn vấn đề đáng quan tâm trong đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc để thảo luận.
- Phân công người điều hành và thư ký
- Thống nhất nguyên tắc khi thảo luận
- Mỗi người cần nắm nội dung khái quát và các chi tiết trong tác phẩm văn học có liên quan đến vấn đề được lựa chọn để chuẩn bị ý kiến tham gia thảo luận.
2. Thảo luận.
- Mở đầu: Người chủ trì nêu vấn đề thảo luận đã được thống nhất ở phần chuẩn bị.
- Triển khai:
+ Theo sự chỉ định của người chủ trì, các thành viên trình bày ý kiến thảo luận với các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
+ Khi một thành viên phát biểu, các thành viên còn lại lắng nghe, ghi chép vắn tắt nội dung ý kiến, đặt câu hỏi, góp ý, phản biện.
+ Thư kí ghi chép nội dung các ý kiến thảo luận thành biên bản.
- Kết thúc: Người chủ trì tổng kết các nội dung chính đã thảo luận; khẳng định ý nghĩa của việc thảo luận về vấn đề trong đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học, cảm ơn sự đóng góp của các thành viên tham gia.
3. Đánh giá
- Đánh giá ý nghĩa của vấn đề thảo luận, chất lượng các ý kiến phát biểu.
- Trao đổi, rút kinh nghiệm về cách sử dụng kết hợp ngôn ngữ nói, ngôn ngữ cơ thể và các phương tiện hỗ trợ; cách tổ chức, điều hành buổi thảo luận
* Có thể tham khảo bài mẫu dưới đây:
Mỗi một tác phẩm mà các nhà văn, nhà thơ viết lên đều bắt nguồn từ những cảm hứng nghệ thuật vô tận, những cảm hứng ấy được tác giả lấy ra từ chính hiện thực cuộc sống của con người. Chính bởi thế, mà mỗi tác phẩm ta đọc, thường sẽ luôn gắn liền với cuộc sống xung quanh, gắn với cuộc đời, số phận của từng số phận, với cảm xúc cá nhân của người viết. Những dòng đời, những mảng tối của cuộc sống hiện lên qua những trang văn. Và ta bắt gặp một mảnh đời bất hạnh, thấy được tình người qua câu chuyện “Cô bé bán diêm” của nhà văn An- đéc- xen.
Gia đình luôn là hai tiếng thiêng liêng và cao cả. Nơi đó, con người gắn bó. Nơi đó có tình yêu thương, chăm sóc đùm bọc lẫn nhau. Thế nhưng gia đình của cô bé bán diêm thì không thế.
Em có ba người thân
Em có bà - người yêu thương em nhất nhưng đã xa rời trần thế, người duy nhất mang lại hạnh phúc cho em trên cõi đời. Em luôn yêu và nhớ bà khi mộng tưởng trong lần quẹt diêm thứ tư là người bà hiện lên “Bà em đang mỉm cười với em. Em xin được đi cùng bà”, lần quẹt diêm thứ năm “xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia, khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao!... Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu”.. Thế mới thấy, xót thương cho hoàn cảnh tội nghiệp của cô bé bởi lẽ thông thường đứa trẻ nào cũng luôn quấn lấy mẹ, yêu mẹ hơn bao giờ hết nhưng trong tâm khảm cô bé chỉ có người bà, bà vừa như là bà cũng như chính là người mẹ của cô bé bán diêm.
Em có mẹ, người để lại đôi giày uy nhất cho em. Người kể chỉ nhắc đến mẹ em bé qua chi tiết em đi lại giày của mẹ mà không nói rõ người mẹ ấy đã qua đời hay đi lấy chồng khác. Dẫu sao đi nữa thì em bé ấy cũng không có mẹ và kí ức của em chẳng hề lưu giữ kỷ niệm nào về mẹ. Thoắt ẩn thoắt hiện người mẹ ấy đối với cô bé dường như xa vời.
Bố là người thân duy nhất có mặt trên đời của em là nhà của em nhưng đối xử với em tệ bạc, người bố xuất hiện trong tâm trí em với vẻ khủng bố, hung dữ bắt em đi bán diêm trong đêm đông gió lạnh “nếu không bán được hết diêm cho cha thì sẽ bị đánh đòn”. Mở đầu tác phẩm chính là tâm trạng lo âu của cô bé. Cô bé lo lắng vì không kiếm được tiền, và cũng chẳng muốn về nhà vì “Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà”.
Cảnh ngộ của cô bé bán diêm đáng thương tội nghiệp, hai tiếng gia đình đối với cô bé như là cả chốn ngục tù, gia đình là nhà nhưng thiếu vắng tình yêu thương, lạnh lẽo, hoang tàn. Ngay mở đầu tác phẩm chính là tâm trạng lo âu của cô bé. Cô bé lo lắng vì không kiếm được tiền, và cũng chẳng muốn về nhà vì “Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà”. Nhà thường được coi là nơi chứa đựng niềm vui, là nơi ấm áp hạnh phúc nhất của con người thì giờ đây nó lại lạnh lẽo, hoang tàn giống như ngoài đường vậy. Thậm chí về nhà còn bị đánh. Cô bé bán diêm hiện lên trong những nét bút đầu tiên với tâm trạng tồi tệ, đau khổ nghiệt ngã.
Gia đình là nhà nhưng nhà đối với em lạnh lẽo như thế thử hỏi xã hội đối với em thế nào? Xã hội sẽ có cho em một chỗ dung thân chứ?
Xã hội nhộn nhịp giàu có lãnh đạm, không mảy may quan tâm trước tấm hình hài bé bỏng rét buốt “Em cố kiếm một nơi có nhiều người qua lại. Nhưng trời rét quá, khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em”.
Xã hội không chấp nhận cưu mang một mảnh hình hài đói rét khốn cùng như em: “Suốt ngày em chẳng bán được gì cả và chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh Em bé đáng thương, bụng đói cật rét, vẫn lang thang trên đường. Bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xõa thành từng búp trên lưng em, em cũng không để ý”, “Không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về”. Khung cảnh bầu trời Tây vào những ngày tuyết rơi đậm, con người ai ai cũng vui vẻ háo hức chuẩn bị cho những ngày cuối năm và cô bé nghèo khổ rách rưới lê bước kiếm sống càng nổi bật lên nỗi bất hạnh của một kiếp người mà lẽ ra đang được sống, tận hưởng cuộc sống hạnh phúc đủ đầy như bao đứa trẻ khác. Vào đêm giao thừa, nơi tuyết rơi dày đặc, các gia đình đang chờ một năm mới và ước mơ hạnh phúc cho chính bản thân mình mà bỏ quên cô bé tội nghiệp đang khao khát hạnh phúc.
Lê bước trên đường, khi mà cả thế giới quay lưng đến nỗi "không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về”.
Cả xã hội không ai mở rộng tình yêu cho cô gái bé bỏng cho đến lúc chết. Cô bé bước vào cõi mộng ảo thắp lên những hy vọng của cuộc đời mình là những lần quẹt diêm.
“Cô bé bán diêm” là câu chuyện đầy nhân văn, khơi gợi trong lòng người đọc những xúc cảm và trách nhiệm về lòng nhân ái, bao dung, cảm thông và sẻ chia với mọi người. Dù ra đời đã lâu nhưng cho đến tận ngày nay, những giá trị cao cả ấy vẫn được lưu giữ vẹn nguyên.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 KNTT bài 2: Nói và nghe Thảo luận về, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 2: Nói và nghe Thảo luận về, Ôn tập Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 2: Nói và nghe Thảo luận về
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận