Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Kết nối bài 10: Văn hóa đọc với nhà văn và độc giả trong thời đại công nghệ số

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 10: Văn hóa đọc với nhà văn và độc giả trong thời đại công nghệ số. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: VĂN HÓA ĐỌC VỚI NHÀ VĂN VÀ ĐỘC GIẢ TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ SỐ

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của bài phỏng vấn, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó

PHẦN I: TÌM HIỂU CHUNG

1. Tìm hiểu văn bản

- Vấn đề chính: Văn hoá đọc với nhà văn và độc giả trong thời đại công nghệ số. Cụ thể là: ảnh hưởng của công nghệ số và các phương tiện nghe - nhìn đối với văn hoá đọc của độc giả và công việc sáng tác của nhà văn.

=> Vấn đề chính được trình bày trong phần nhan đề, sa-pô.

- Người phỏng vấn: phóng viên tạp chí Văn học và Tuổi trẻ.

- Người được phỏng vấn: nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

PHẦN II: TÌM HIỂU VĂN BẢN

1. Tìm hiểu hệ thống câu hỏi triển khai vấn đề chính và mối quan hệ giữa vấn đề chính với các thông tin được triển khai trong hệ thống câu hỏi phỏng vấn

- Có 5 câu hỏi triển khai vấn đề chính:

+ Câu 1: " ... ông có suy nghĩ gì về vấn đề “văn hoá đọc" trong thời đại công nghệ số?" => Phóng viên trực tiếp phỏng vấn Nguyễn Nhật Ánh về quan điểm của nhà văn đối với vấn đề "văn hoá đọc" trong thời đại công nghệ số.

+ Câu 2: " ... sự thay đổi của văn hoá đọc có tác động như thế nào tới quá trình sáng tác của ông với vai trò một nhà văn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê đọc sách của các thế hệ độc giả trẻ tuổi?" => Phóng viên hướng tới những tác động của văn hoá đọc đối với quá trình sáng tác của nhà văn trong thời đại công nghệ số.

+ Câu 3: " ... theo ông, sức hút của những bộ phim chuyển thể và tác phẩm văn học có điều gì khác biệt?" => Phóng viên tìm hiểu sự khác biệt giữa sức hút của tác phẩm văn học (sản phẩm để đọc) va phim chuyen the (sản phẩm nghe nhìn) từ tác phẩm của nhà văn.

+ Câu 4: "Ông có điều gì muốn chia sẻ với bạn đọc trẻ về vấn đề văn hóa đọc trong thời đại công nghệ số?" => Phóng viên trực tiếp đề nghị nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chia sẻ với bạn đọc về văn hoá đọc trong thời đại công nghệ số.

+ Câu 5: “Nếu có cỗ máy thời gian, có bao giờ nhà văn muốn quay trở lại thời kì tác giả là người viết trong một thời đại mà văn tự và sách in là độc tôn?" => Câu hỏi hướng tới quan điểm của nhà văn về vai trò của sách với văn hoá đọc ở hai thời kì (thời kì sách là độc tôn và thời kì có ảnh hưởng của công nghệ số).

- Mối quan hệ giữa vấn đề chính với các thông tin được triển khai trong hệ thống câu hỏi phỏng vấn:

+ Câu hỏi đầu tiên có tính khái quát, triển khai trực tiếp vấn đề chính được đề cập trong cuộc phỏng vấn.

+ Nội dung câu hỏi thứ hai có quan hệ nhân quả với câu hỏi thứ nhất: Từ sự thay đổi của văn hoá đọc trong thời đại công nghệ số (kết quả câu trả lời thứ nhất) có thể đề cập đến vấn đề tác động của văn hoá đọc mới ấy tới quá trình sáng tác của nhà văn.

+ Nội dung câu hỏi thứ ba có mối quan hệ nhân quả với câu hỏi thứ nhất và câu hỏi thứ hai nhưng có sự mở rộng hơn: mối quan hệ giữa tác phẩm văn học (để đọc) và phim chuyển thể (để nghe nhìn), sức hút, sự tương đồng và khác biệt của các tác phẩm này.

+ Từ những nội dung đã được giải quyết sau khi trả lời câu hỏi thứ hai và thứ ba, câu hỏi thứ tư vẫn tiếp tục triển khai vấn đề chính nhưng ở mức độ khái quát hơn.

+ Câu hỏi thứ năm có vai trò khẳng định và kết thúc vấn đề một cách rõ ràng, khách quan.

2. Tìm hiểu quan hệ giữa câu trả lời của người được phỏng vấn với vấn đề được nêu trong câu hỏi

Câu trả lời cần hướng vào vấn đề đã được nêu trong câu hỏi và và làm rõ cho vấn đề chính cần được giải quyết thông qua cuộc phỏng vấn.

3. Tìm hiểu các yếu tố ngôn ngữ thể hiện sự tôn trọng, lịch sự trong cuộc phỏng vấn

- Mở đầu:

+ Lời mở đầu (Thưa nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ... ).

+ Dẫn chính xác tác phẩm của nhà văn, thể hiện sự quan tâm và am hiểu sự nghiệp sáng tác của ông.

- Trong quá trình phỏng vấn:

+ Luôn sử dụng từ ngữ, cách nói thể hiện sự tôn trọng, lịch sự: Thưa nhà văn ... , Xin phép được hỏi ... , …

+ Thể hiện sự am hiểu về tác phẩm của nhà văn.

PHẦN III: TỔNG KẾT

- Kết thúc phỏng vấn: Lời cảm ơn, lời chúc sức khoẻ nhà văn, tiếp tục thể hiện sự quan tâm tới các tác phẩm của nhà văn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 KNTT bài 10: Văn hóa đọc với nhà văn, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 10: Văn hóa đọc với nhà văn, Ôn tập Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 10: Văn hóa đọc với nhà văn

Bình luận

Giải bài tập những môn khác