Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Chân trời bài 2: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 2: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2.2. VĂN BẢN Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

  • Phân biệt cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong văn bản nghị luận.
  • Nhận biết luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận và mối liên hệ giữa chúng.
  • Hiểu được vấn đề đặt ra trong văn bản.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

1. Đọc

- Cách đọc: kết hợp hiểu biết của bản thân với căn cứ trong VB để đưa ra những điều không thể hiện tường minh trong VB.

- Câu hỏi trong hộp chỉ dẫn:

Câu hỏi/ kĩ năng đọc.

Câu trả lời của tôi

Đáp án câu 1: 

Tác giả kể câu chuyện ở đầu văn bản để minh họa, dẫn dắt vào ý tưởng thơ ca bắt nguồn từ tình cảm, cảm xúc của con người.

Đáp án câu 2:

- Từ ngữ: 

+ “Phạm vi hẹp hòi của bản thân”.

+ “sự sống muôn hình vạn trạng”.

+ “lòng yêu thương vô cùng của nhà văn”.

+ “một người yêu Thúy Kiều còn nồng nàn hơn Kim Trọng”.

- Câu văn: 

+ “Vũ trụ này tầm thường, chật hẹp, không đủ thỏa mãn đối với tình cảm dồi dào của nhà văn?”.

+ “Nếu có một người yêu Thúy Kiều còn nồng nàn hơn Kim Trọng, người ấy là Nguyễn Du và chính Nguyễn Du đã trao sự sống của mình cho thiếu nữ trong truyện”.

Đáp án câu 3:

Văn nhân, thi sĩ làm phong phú thêm cuộc sống con người bằng cách dùng tình cảm và sự sáng tạo của bản thân để làm phong phú thêm ý nghĩa khi miêu tả thế giới.

2. Tác giả và xuất xứ văn bản

II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

1. Tìm hiểu luận đề, bố cục của văn bản

- Luận đề: Ý nghĩa văn chương.

- Bố cục: 

Bố cục

Luận điểm

Phần 1: Từ đầu đến “lòng vị tha”.

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài.

Phần 2: Phần còn lại

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến nghìn lần… 

2. Luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản

Luận điểm

Bằng chứng

Lí lẽ

LĐ1: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài.

LĐ 1.1: Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình, vạn trạng.

Những cảnh thiên nhiên tươi đẹp mà bình thường do mưu sinh con người bỏ lỡ.

Văn chương có nhiệm vụ “vén tấm màn đen ấy, tìm cái hay, cái đẹp, cái lạ” để “làm cho người ta cùng nghe, cùng thấy, cùng cảm”.

LĐ 1.2: Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.

Quá trình sáng tác của nhà văn: sáng tạo ra thế giới khác, những người, sự vật khác.

Để “thỏa mãn mối tình cảm dồi dào” của nhà văn.

Trường hợp của Nguyễn Du và nhân vật Thúy Kiều.

Sự sáng tạo của nhà văn gắn với tình yêu thương tha thiết, để “trao sự sống” cho nhân vật.

LĐ2: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có,…

Những ví dụ để chứng minh rằng phần nhiều tình cảm, cảm giác của người thời bây giờ đều do một ít người xưa có thiên tài sáng tạo ra và truyền lại.

- Cả phong cảnh đã thay hình, đổi dạng từ khi có những nhà văn đưa cảm giác riêng của họ thành cảm giác chung của mọi người.

- Thế giới như ngày nay là một sự sáng tạo của nghệ sĩ.

- Nếu thiếu nghệ sĩ trong lịch sử và tâm linh nhân loại, “cảnh tương nghèo nàn sẽ đến bực nào”.

3. Lí lẽ, bằng chứng ấn tượng

- HS trả lời dựa vào sơ đồ đã thực hiện kết hợp với cảm nhận, đánh giá chủ quan (thể hiện tình cảm, quan điểm của người viết).

- Ví dụ: 

+ Lý lẽ: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có

+ Bằng chứng: Có kẻ nói từ khi thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. 

=> Qua tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, nhà văn gửi gắm những thông điệp cuộc sống tới chúng ta - đó là những tình cảm cao đẹp giàu giá trị nhân văn, những nét ứng xử tinh tế, những bài học sâu sắc về cuộc đời để chúng ta có một tâm hồn rộng mở yêu thương. Bản thân mỗi chúng ta đều có những tình cảm nhân bản như tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, lòng thương người và những khát vọng cao đẹp... Qua phép màu của văn chương những tình cảm ấy được biểu hiện nhiều cung bậc, nhiều cách tiếp nhận khiến nó thật tinh tế và sâu sắc; đó là thứ tình cảm chỉ có văn chương mới đem lại.

4. Cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong văn bản

Cách trình bày khách quan

Cách trình bày chủ quan

Thể hiện qua các thông tin, bằng chứng khách quan cho thấy các đặc trưng của văn chương và quá trình sáng tạo của nhà văn: “văn chương sẽ là hình dung của cuộc sống muôn hình vạn trạng”, “văn chương còn sáng tạo ra sự sống”, “nhà văn sẽ tạo ra những thế giới khác, những người, những vật khác”, “Sự sáng tạo này cũng có thể xem là xuất ở mối tình yêu thương tha thiết"...

Thể hiện qua các từ ngữ, câu văn, hình ảnh cho thấy tình cảm trân trọng, ngợi ca của tác giả với ý nghĩa văn chương và quá trình sáng tạo của nhà văn: “thoát mình ra ngoài phạm vi hẹp hòi của bản thân để sống cái đời của mọi người, mọi vật”, “ trụ này tầm thường, chật hẹp, không đủ thoả mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn”, “mối tình yêu thương tha thiết”, “lòng yêu thương vô cùng của nhà văn”, “chính Nguyễn Du đã trao sự sống của mình cho thiếu nữ trong truyện"...

Nhận xét:

- Trong đoạn văn, hai cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan được kết hợp với nhau một cách khéo léo, trong khi trình bày thông tin khách quan, tác giả cũng đồng thời thể hiện tình cảm, cách đánh giá của mình.

- Cách kết hợp này làm tăng sức thuyết phục của VB, vừa đảm bảo tính khách quan, chính xác, chân thực của các bằng chứng (thông qua cách trình bày vấn đề khách quan), vừa tác động vào tình cảm, khơi gợi sự đồng cảm của người đọc đối với tình cảm, đánh giá của người viết trong VB (thông qua cách trình bày vấn đề chủ quan).

5. Tổng kết

a. Nội dung

Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

b. Nghệ thuật

- Luận điểm rõ ràng, luận chứng minh bạch, giàu sức thuyết phục.

- Cách nêu dẫn chứng đa dạng, lời văn giản dị, giàu hình ảnh và cảm xúc.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 CTST bài 2: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh), kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 2: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh), Ôn tập Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 2: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác