Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 12 Chân trời bài 4: Trên những chặng đường hành quân (Nguyễn Văn Thạc)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 4: Trên những chặng đường hành quân (Nguyễn Văn Thạc). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN TRÊN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG HÀNH QUÂN 

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Trên những chặng đường hành quân. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một tác phẩm nhật kí.

- Tinh thần chiến đấu quả cảm và yêu nước mãnh liệt của thế hệ trẻ những năm kháng chiến.

B - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Nguyễn Văn Thạc: 1952 – 1972.

- Quê quán: Làng Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội.

- Anh nhập ngũ năm 1971, khi đang là sinh viên Khoa Toán – Cơ, trường đại học Tổng hợp Hà Nội, hi sinh tại chiến trường Quảng Trị năm 1972.

2. Tác phẩm

- Mãi mãi tuổi hai mươi là tập nhật kí được Nguyễn Văn Thạc viết để miêu tả lại cuộc sống, chiến đấu trên chiến trường của các chiến sĩ.

- Tác giả ghi chép chân thực về cuộc sống hàng ngày của bản thân và đồng đội ở nơi tuyến đầu chống đến quốc Mỹ, về nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh.

II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN.

1. Tìm hiểu một số yếu tố của nhật kí: tính phi hư cấu, thủ pháp nghệ thuật, sự kết hợp chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm, thái độ và đánh giá của người viết 

- VB Trên những chặng đường hành quân về cơ bản không sử dụng yếu tố hư cấu. Hầu như mọi sự việc, con người đều được ghi chép lại hết sức chân thực, với địa danh có thực, ngày tháng xác định.

- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản gồm: So sánh, nhân hóa, điệp ngữ, điệp ngữ kết hợp liệt kê.

2. Tìm hiểu cảm hứng chủ đạo của văn bản và cái tôi của tác giả

- Cảm hứng chủ đạo của văn bản: Ngợi ca những tình cảm trong sáng, cao đẹp, ý chí vượt qua mọi gian khổ, thử thách và niềm hăm hở ra trận chiến đấu vì Tổ quốc, vì nhân dân của thế hệ trẻ Việt Nam đương thời.

- Nhân vật xưng “tôi” trong tác phẩm là nhân vật hư cấu; “cái tôi” của tác là con người cá nhân, là dấu ấn cá tính của nhà văn toát lên từ VB, thông qua các yếu tố: ngôn ngữ, giọng điệu, tình cảm, điểm nhìn….

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

+ Sự thật cuộc sống chiến đấu của những con người trên tuyến đầu chống Mỹ.

+ Thể hiện tinh thần yêu nước cao đẹp đáng tự hào của những thế hệ trẻ tri thức, sẵn sàng bỏ qua những lí tưởng cá nhân vì mục tiêu chung giải phóng dân tộc.

2. Nghệ thuật

+ Tính phi hư cấu thể hiện rõ nét thông qua các chi tiết như (thời gian, không gian, sự kiện, nhân vật….)

+ Sự kết hợp của các biện pháp nghệ thuật như: so sánh, nhân hóa, liệt kê, điệp ngữ….


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 12 CTST bài 4: Trên những chặng đường hành quân, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 4: Trên những chặng đường hành quân, Ôn tập Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 4: Trên những chặng đường hành quân

Bình luận

Giải bài tập những môn khác