Lý thuyết trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 9: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ SỞ HỮU TÀI SẢN, TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

  • Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản; tôn trọng tài sản của người khác.
  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác bằng những hành vi phù hợp.
  • Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm đơn giản thường gặp xâm phạm quyền, nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác; nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác.

II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC

1. Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản

- Quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

- Quyền chiếm hữu là quyền của chủ thể tự mình nắm giữ, quản lí, chi phối trực tiếp tài sản. Có hai hình thức chiếm hữu là chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

- Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

- Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản.

- Khi thực hiện quyền sở hữu tài sản, công dân có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu tài sản; không được thực hiện hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

- Đồng thời với việc tuân thủ pháp luật về sở hữu tài sản, công dân có nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải bồi thường thiệt hại.

2. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

- Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, tổ chức, tập thể và Nhà nước. Nếu nhặt được của rơi phải trả lại cho người mất hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm để xử lí. Khi vay, nợ phải trả đầy đủ, đúng hạn. Nếu mượn hoặc thuê tài sản của người khác thì phải giữ gìn cẩn thận, trả lại cho chủ sở hữu đúng hạn, nếu hỏng thì phải sửa chữa, bồi thường.

- Người nào xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc xử lí hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Kinh tế pháp luật 12 CD bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công, kiến thức trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công, Ôn tập Kinh tế pháp luật 12 cánh diều bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công

Bình luận

Giải bài tập những môn khác