Lý thuyết trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối bài 17: Một số dạng năng lượng tái tạo

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 17: Một số dạng năng lượng tái tạo. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 17. MỘT SỐ DẠNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

- Nêu được sơ lược ưu điểm và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió, năng lượng từ sóng biển, năng lượng từ dòng sông).

- Thảo luận để nêu được một số biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường.

B. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC

I. NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

- Năng lượng tái tạo là năng lượng đến từ các nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.

+ Năng lượng tái tạo gồm: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng từ dòng chảy, năng lượng nhiệt trong lòng Trái Đất, năng lượng sinh khối, năng lượng từ sóng biển.

+ Năng lượng không tái tạo (than đá, dầu mỏ,...) khi sử dụng có thể gây ô nhiễm môi trường (tạo chất thải rắn, phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, gây biến đổi khí hậu,...).

II. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ DẠNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Năng lượng tái tạo

Ưu điểm

Nhược điểm

 

Năng lượng mặt trời

Không gây tiếng ồn, không phát thải các khí gây ô nhiễm môi trường hay hiệu ứng nhà kính.

Giá thành sản xuất cao, hiệu suất thấp, tạo rác thải điện tử, chất thải rắn sau quá trình khai thác.

 

Năng lượng từ gió

Không phát thải các khí gây ô nhiễm môi trường hay hiệu ứng nhà kính, công nghệ khai thác phát triển mạnh.

Vốn đầu tư ban đầu lớn, hiệu suất chuyển hóa thấp, gây tiếng ồn, có thể làm nhiễu tín hiệu phát thanh.

 

Năng lượng từ sóng biển

Không tạo chất thải rắn.

Cần không gian rộng, ảnh hưởng tới giao thông đường biển và hệ sinh thái,, đầu tư ban đầu cao, chịu ảnh hưởng bởi thiên tai.

 

Năng lượng từ dòng sông

Ít tác động tiêu cực tới môi trường hơn so với năng lượng hóa thạch.

Nếu không được khai thác hợp lí sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, mất cân bằng hệ sinh thái.

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

- Một số biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường: hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, tắt các thiết bị điện không cần thiết, tận dụng ánh sáng tự nhiên,...

- Mục tiêu chính của việc sử dụng hiệu quả năng lượng là để thực hiện tiết kiệm năng lượng như:

+ Giảm năng lượng hao phí, nhờ đó giảm chi phí sử dụng năng lượng trong sản xuất và đời sống.

+ Giảm khai thác và sử dụng năng lượng hóa thạch giúp giảm lượng phát thải khí gây ô nhiễm môi trường.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Khoa học tự nhiên 9 KNTT bài 17: Một số dạng năng lượng tái, kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 17: Một số dạng năng lượng tái, Ôn tập Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 17: Một số dạng năng lượng tái

Bình luận

Giải bài tập những môn khác