Lý thuyết trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. Khái niệm chất dinh dưỡng và dinh dưỡng

Chất dinh dưỡng là các chất có trong thức ăn mà cơ thể sử dụng làm nguyên liệu cấu tạo cơ thể và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống

Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống cho cơ thể.

- Để cơ thể hoạt động bình thường, khoẻ mạnh cần cung cấp  chất dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý.

- Hoạt động tiêu hoá giúp biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể

II. TIÊU HOÁ Ở NGƯỜI

1. Cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hoá

a) Các cơ quan và hệ cơ quan tương ứng với những vị trí được đánh số trong hình

1.Tuyến nước bọt   2. Hầu

  1. Thực quản         4. Dạ dày             

  2. Tuyến tụy           6. Ruột non               

  3. Ruột già            8. Hậu môn

  4. Túi mật       10. Gan         11. Miệng

b) Ba cơ quan mà thức ăn không đi qua: Gan, túi mật, tuyến nước bọt.

c) 

Các cơ quan trong ống tiêu hóa: Miệng, Hầu, Thực quản, Dạ dày, Ruột (ruột non, ruột già), Hậu môn

Các tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, gan, tụy, mật,...

d) Chức năng của hệ tiêu hoá: biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

Hệ tiêu hoá gồm các cơ quan trong ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá có vai trò biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

2. Quá trình tiêu hoá ở người

- Quá trình tiêu hóa xảy ra trong đường tiêu hóa hoặc ống tiêu hoá, diễn ra từ miệng đến hậu môn.

- Tiêu hoá ở ruột non là giai đoạn quan trọng nhất.

- Các cơ quan trong tiêu hóa có các chức năng chuyên biệt, có mối quan hệ mật thiết với nhau.

- Mối quan hệ giữa tiêu hóa và dinh dưỡng: Tiêu hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng → Hấp thụ các chất dinh dưỡng → Vận chuyển các chất dinh dưỡng → Sử dụng các chất dinh dưỡng → Bài tiết các chất thải

III. MỘT SỐ BỆNH VỀ ĐƯỜNG TIÊU HOÁ

1. Sâu răng

  • Giai đoạn 1: Răng đổi màu ở một vài vùng trên mặt nhai.
  • Giai đoạn 2: Sâu men
  • Giai đoạn 3: Sâu ngà
  • Giai đoạn 4: Viêm tuỷ

Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi.

2. Các biện pháp phòng, chống sâu răng:

- Đánh răng đúng cách buổi sáng sau khi ngủ dậy, buổi tối trước khi đi ngủ.

- Lấy sạch mảng bám trên răng,

- Hạn chế ăn đồ ngọt, vệ sinh răng sạch sẽ sau khi ăn.

- Khám răng định kỳ 4 đến 6 tháng một lần.

Các việc nên làm để hạn chế những ảnh hưởng tới sức khoẻ khi đã bị sâu răng:

- Hạn chế ăn đồ quá nóng/ quá lạnh.

- Vệ sinh răng miệng đúng cách (đánh răng, súc miệng bằng các dung dịch vệ sinh răng miệng).

- Điều trị vùng răng bị sâu ngay khi phát hiện. 

3. Một số biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và cơ sở khoa học của các biện pháp đó:

Biện pháp

Cơ sở khoa học

Vệ sinh thực phẩm sạch sẽ và nấu chín

Phòng tránh giun, sán và hạn chế vi khuẩn gây hại

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Phòng tránh sâu răng, bảo vệ khoang miệng

Giữ tâm trạng thoải mái khi ăn, ăn chậm, nhai kỹ và nghỉ ngơi sau ăn

Tăng hiệu quả của hoạt động tiêu hóa chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Chế độ ăn uống hợp lý

Cung cấp đủ dinh dưỡng, cơ quan tiêu hoá làm việc vừa sức.

Một số bệnh về đường tiêu hoá như: sâu răng, viêm loét dạ dày - tá tràng,...

Nguyên nhân do chế độ ăn không lành mạnh, lười vận động, do căng thẳng, lo lắng,...

Biện pháp phòng ngừa các bệnh đường tiêu hoá:

  • Ăn đúng cách, khoa học
  • Uống đủ nước 
  • Lựa chọn thực phẩm lành mạnh

Vận động thường xuyên

IV. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI

1. Chế độ dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào: Giới tính, độ tuổi, cường độ hoạt động, trạng thái của cơ thể

  • Trẻ em có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người cao tuổi để đảm bảo nguyên liệu tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, nguyên liệu để xây dựng cơ thể, giúp cơ thể lớn lên.
  • Người lao động cường độ cao có nhu cầu dinh dưỡng cao vì cần nhiều năng lượng để vận động.
  • Người bệnh và khi mới khỏi bệnh cần được cung cấp chất dinh dưỡng nhiều hơn để phục hồi sức khoẻ.

- Để cơ thể hoạt động bình thường, khoẻ mạnh cần có chế độ ăn hợp lý, khoa học. 

V. AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

1. Trên bao bì thực phẩm đóng gói thường in 

- Giá trị dinh dưỡng của thực phẩm: giúp người tiêu dùng lựa chọn được thực phẩm phù hợp để thực hiện chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. 

- Hạn sử dụng: giúp người tiêu dùng biết được thời gian sản phẩm có thể giã được chất lượng và đảm bảo an toàn khi sử dụng, sau thời gian đó, thực phẩm không còn giữ được giá trị dinh dưỡng như in trên bao bì cũng như không đảm bảo an toàn khi sử dụng. 

2. Một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm:

- Ngộ độc thực phẩm, 

- Rối loạn tiêu hoá gây đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy; 

- Rối loạn thần kinh gây đau đầu, chóng mặt, hôn mê, tê liệt các chi,... 

Để phòng chống các bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm cần 

- Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc rõ ràng; 

- Chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách; 

Kết luận

Vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người , kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người, nội dung chính bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Bình luận

Giải bài tập những môn khác