Lý thuyết trọng tâm Khoa học 5 Chân trời bài 7: Mạch điện đơn giản
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học 5 chân trời sáng tạo bài 7: Mạch điện đơn giản. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 7. MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN.
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Trong bài học này, em sẽ tìm hiểu:
• Cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng đơn giản.
II - KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
MẠCH ĐIỆN THẮP SÁNG ĐƠN GIẢN
Các bộ phận của một mạch điện thắp sáng:
- Pin (nguồn điện)
- Bóng đèn
- Khóa K (công tắc)
- Dây dẫn
MẠCH ĐIỆN THẮP SÁNG TRONG ĐỜI SỐNG
- Mạch điện thắp sáng đơn giản gồm các bộ phận: nguồn điện, công tắc, bóng đèn và dây dẫn.
- Pin luôn có 2 cực: cực dương (thường lồi lên) và cực âm (thường bằng phẳng)
- Hiện nay, chúng ta thường sử dụng bóng đèn LED để thắp sáng.
- Trong mạch điện, dây dẫn nối các bộ phận của mạch điện với nhau và cho dòng điện đi qua, nguồn điện cung cấp điện giúp bóng đèn phát sáng, công tắc dùng để đóng, ngắt điện.
Lưu ý:
- Ngoài việc sử dụng pin để cung cấp điện cho mạch điện thắp sáng đơn giản, người ta còn sử dụng một số nguồn điện như Ắc-quy, Đi-a-mô
- Điện sử dụng trong sinh hoạt gia đình được cung cấp từ nhà máy điện, qua hệ thống truyền tải đến ổ điện trong nhà.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Từ khóa tìm kiếm:
Tóm tắt kiến thức Khoa học 5 CTST bài 7: Mạch điện đơn giản, kiến thức trọng tâm Khoa học 5 chân trời sáng tạo bài 7: Mạch điện đơn giản, Ôn tập Khoa học 5 chân trời sáng tạo bài 7: Mạch điện đơn giản
Bình luận