Lý thuyết trọng tâm Địa lí 12 Chân trời bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Địa lí 12 chân trời sáng tạo bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

Phần 1: Mục tiêu bài học

– Trình bày được các biểu hiện của thiên - nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua khí hậu và các thành phần tự nhiên khác.

– Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống.

– Sử dụng được bản đồ tự nhiên Việt Nam, - số liệu thống kê để trình bày đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

Phần 2: Bài học

I. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

a) Tính chất nhiệt đới:

- Nhiệt độ trung bình năm cao, trên 20°C và tăng dần từ Bắc vào Nam.

- Biên độ nhiệt trung bình năm có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam.

- Nhiều nắng, tổng số giờ nắng trung bình từ 1400 – 3000 giờ/năm, có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam.

b) Tính chất ẩm:

- Lượng mưa trung bình năm lớn, từ 1500 mm - 2000 mm/năm.

- Lượng mưa phân bố không đều: nơi mưa nhiều có thể lên đến 3500 - 4000 mm/năm; nơi mưa ít có thể dưới 1000 mm/năm.

- Độ ẩm không khí cao, trên 80%. Cân bằng ẩm luôn dương.

c) Tính chất gió mùa: 

- Nước ta nằm trong khu vực hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc, đồng thời chịu ảnh hưởng của các khối không khí hoạt động theo mùa nên hình thành 2 mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hạ.

- Gió mùa đông

+ Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, các khối không khí lạnh có nguồn gốc từ áp cao Xi-bia (Siberia) tràn xuống nước ta theo hướng đông bắc, đem đến mùa đông lạnh cho miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm và có mưa phùn.

+ Càng di chuyển xuống phía nam, tính chất của gió mùa Đông Bắc càng biến tính, ít lạnh hơn và gần như bị chặn lại ở dây Bạch Mã. Do đó, ở miền Nam, Tín phong bán cầu Bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho Trung Bộ và tạo một mùa khô cho Nam Bộ, Tây Nguyên.

- Gió mùa hạ

+ Nửa đầu mùa hạ: khối không khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta, đem mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi biên giới Việt – Lào, khối không khí này tạo hiệu ứng phơn, gây thời tiết khô nóng cho đồng bằng ven biển miền Trung và một phần khu vực Tây Bắc.

+ Giữa và cuối mùa hạ: các khối không khí xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh, khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối không khí trở nên nóng ẩm hơn, gây mưa lớn và kéo dài cho Nam Bộ, Tây Nguyên. 

2. Các thành phần tự nhiên khác

a) Địa hình 

- Phong hoá: Khu vực đồi núi nước ta có quá trình phong hoá diễn ra mạnh mẽ. 

- Xâm thực và bồi tụ: 

+ Ở khu vực đồi núi, quá trình xâm thực diễn ra mạnh.

+ Ở khu vực đồng bằng, quá trình bồi tụ diễn ra nhanh ở vùng trũng thấp và hạ lưu sông.

b) Đất

- Mưa nhiều và tập trung theo mùa đã làm rửa trôi các chất bazơ dễ tan, tích tụ oxit sắt và oxit nhôm làm đất chua, đồng thời tạo ra màu đỏ vàng đặc trưng của đất. 

- Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên các loại đá mẹ khác nhau, nên đất feralit là loại đất chủ yếu ở vùng đồi núi nước ta.

c) Sông ngòi

- Nhờ có lượng mưa lớn kết hợp với địa hình bị cắt xẻ nên nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.

- Sông ngòi có lượng nước lớn; khả năng xâm thực mạnh, mang theo một lượng phù sa lớn.

- Chế độ dòng chảy của sông ngòi theo hai mùa rõ rệt: mùa lũ tương ứng với mùa mưa và mùa cạn tương ứng với mùa khô. 

d) Sinh vật

- Sinh vật Việt Nam tiêu biểu cho vùng nhiệt đới ẩm gió mùa với phần lớn loài động và thực vật tự nhiên có nguồn gốc nhiệt đới. 

- Tính nhiệt đới ẩm gió mùa còn thể hiện ở sự đa dạng loài; khả năng sinh trưởng và năng suất sinh học cao của các quần xã động, thực vật.

- Tính chất gió mùa thể hiện rõ nhất ở thảm thực vật.

II.  Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống

1. Thuận lợi

- Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm có giá trị cao; đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. 

- Đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi.

- Lớp phủ thực vật sinh trưởng nhanh, giúp cho nước ta có thể đẩy mạnh công tác phục hồi, trồng rừng, tăng độ che phủ rừng.

- Phát triển nhiều loại hình du lịch.

- Phát triển các hoạt động khai thác, xây dựng, giao thông vận tải,... nhất là vào mùa khô.

2. Khó khăn

- Nước ta thường xảy ra nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất và đời sống. 

- Các loại dịch bệnh thường xuất hiện, ảnh hưởng năng suất cây trồng, vật nuôi và ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.

- Tính thất thường của khí hậu và thuỷ văn gây trở ngại cho các ngành sản xuất.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Địa lí 12 CTST bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió, kiến thức trọng tâm Địa lí 12 chân trời sáng tạo bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió, Ôn tập Địa lí 12 chân trời sáng tạo bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió

Bình luận

Giải bài tập những môn khác