Lý thuyết trọng tâm Địa lí 12 Chân trời bài 17: Một số ngành công nghiệp

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Địa lí 12 chân trời sáng tạo bài 17: Một số ngành công nghiệp. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 17. MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Phần 1: Mục tiêu bài học

Trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của một số ngành: khai thác than, dầu, khí; sản xuất điện; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; dệt, may; giày dép thông qua bản đồ, bảng số liệu, tư liệu,...

Phần 2: Bài học

I. Công nghiệp khai thác than, dầu, khí

1. Công nghiệp khai thác than

- Nước ta có trữ lượng than lớn với nhiều loại như than đá, than nâu, than bùn,... 

- Công nghiệp khai thác than ở nước ta xuất hiện từ rất sớm. Sản Lượng khai thác than trong nhiều thập kỉ trước đây có xu hướng tăng. 

- Than được khai thác nhằm cung cấp nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, luyện kim, một phần phục vụ xuất khẩu. 

- Công nghệ khai thác than ngày càng tiên tiến. Việc ứng dụng cơ giới hoá, tự động hoá trong khai thác than đã góp phần tăng năng suất lao động, tính an toàn, bảo vệ môi trường.

- Trong các loại than, than đá có sản lượng khai thác lớn nhất, giá trị kinh tế cao. Than nâu và than bùn có sản lượng khai thác không nhiều.

2. Công nghiệp khai thác dầu, khí

- Nước ta có tiềm năng về dầu mỏ và khí tự nhiên.

- Dầu mỏ, khí tự nhiên phân bố tại các bể trầm tích chứa dầu ở vùng thềm lục địa. 

- Dầu mỏ được khai thác với quy mô lớn từ những năm đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX. 

- Dầu thô khai thác phục vụ xuất khẩu và ngành hoá, lọc dầu với một số nhà máy lọc dầu lớn như Dung Quất (Quảng Ngãi), Nghi Sơn (Thanh Hoá),... 

- Sản lượng khai thác khí tự nhiên dao động trong khoảng 6-10 tỉ m³ mỗi năm. Công nghiệp khai thác dầu, khí nước ta đang áp dụng công nghệ tiên tiến của thế giới trong thăm dò, khai thác và chế biến, nhằm tăng hiệu quả và sự an toàn trong khai thác đồng thời bảo vệ môi trường. 

- Có thể kể đến một số công nghệ như khoan giếng thân nhỏ, khai thác dầu trong đá móng, làm lạnh sâu dòng khí nguyên liệu,...

II. Công nghiệp sản xuất điện

- Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp sản xuất điện, gồm: 

- Công nghiệp sản xuất điện nước ta phát triển mạnh từ giữa thế kỉ XX đến nay.

- Cơ cấu sản lượng điện khá đa dạng và có sự thay đổi, gồm: nhiệt điện, thuỷ điện, năng lượng tái tạo,...

- Về thuỷ điện, nước ta có các nhà máy với công suất lớn như Sơn La (2 400 MW), Hoà Bình (1 920 MW), Lai Châu (1 200 MW), laly (720 MW),...

- Về nhiệt điện, các nhà máy nhiệt điện than với công suất lớn như Duyên Hải 1 (1245 MW), Vũng Áng 1 (1 200 MW), Hải Phòng (1200 MW), Quảng Ninh (1200 MW),... Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí (tua bin khí) với công suất lớn như Phú Mỹ 1 (1140 MW), Nhơn Trạch 2 (750 MW), Cà Mau 1 (771 MW), Ô Môn 1 (660 MW),... 

- Về năng lượng tái tạo, các nhà máy điện gió có công suất lớn ở Đắk Lắk, Ninh Thuận,... Các nhà máy điện mặt trời có công suất lớn ở Phú Yên, Ninh Thuận, Trà Vinh,.....

III. Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính

- Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính.

- Ở nước ta, công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính là ngành công nghiệp trẻ, phát triển mạnh từ những năm 2000 trở lại đây.

- Sản phẩm của ngành khá đa dạng.

- Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ trong ngành đang được đẩy mạnh.

IV. Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm

- Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm ở nước ta phát triển thuận lợi.

- Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm ở nước ta hình thành và phát triển mạnh từ cuối thế kỉ XIX. 

- Các sản phẩm của ngành khá đa dạng và không ngừng gia tăng về sản lượng.

-  Nhiều thành tựu khoa học – công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất, chế biến thực phẩm.

- Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước, song thường tập trung gần nguồn nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thụ lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kiên Giang,...

V. Công nghiệp sản xuất đồ uống

- Nước ta có nguồn nông sản dồi dào, nhiều điểm nước khoáng có chất lượng tốt, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm đồ uống ngày càng gia tăng,... 

- Công nghiệp sản xuất đồ uống ở nước ta phát triển mạnh, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. 

- Cơ cấu sản phẩm của ngành đa dạng.

- Nhiều sản phẩm hiện nay do các tập đoàn lớn trên thế giới sản xuất. 

- Các thành tựu khoa học - công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành.

VI. Công nghiệp dệt , may

- Ngành công nghiệp dệt, may ở nước ta có nhiều điều kiện phát triển.

-Công nghiệp dệt, may ở nước ta hình thành từ sớm, vào khoảng thế kỉ XIX.

- Hiện nay, các sản phẩm công nghiệp dệt, may đa dạng, nhiều sản phẩm không ngừng gia tăng về sản lượng.

- Quá trình tự động hoá dây chuyền sản xuất đang được triển khai rộng rãi trong các cơ sở sản xuất dệt, may.

VII. Công nghiệp giày, dép

- Công nghiệp giày dép là ngành đang phát triển khá nhanh ở nước ta nhờ những điều kiện thuận lợi.

- Nước ta có vị trí cao trên thế giới về sản lượng giày dép. 

- Các sản phẩm của ngành đa dạng, như giày dép da, giày vải, giày thể thao,... 

- Bên cạnh phương thức sản xuất thủ công, các công ty lớn cũng đang từng bước đưa rô-bốt vào trong một số công đoạn sản xuất. Công nghệ in 3D cũng đang được ứng dụng vào sản xuất giày dép.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Địa lí 12 CTST bài 17: Một số ngành công nghiệp, kiến thức trọng tâm Địa lí 12 chân trời sáng tạo bài 17: Một số ngành công nghiệp, Ôn tập Địa lí 12 chân trời sáng tạo bài 17: Một số ngành công nghiệp

Bình luận

Giải bài tập những môn khác