Lý thuyết trọng tâm Công nghệ 9 trồng cây ăn quả cánh diều bài 9: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 trồng cây ăn quả cánh diều bài 9: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 9. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHUỐI

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Phân tích được đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của cây chuối.

- Nêu được quy trình trồng, chăm sóc, kĩ thuật tỉa cành, tạo tán, điều khiển ra hoa, đậu quả cho cây chuối.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC

  • Rễ: Rễ chuối có hình dạng ống, kích thước đầu và cuối rễ gần bằng nhau; rễ mọc ra từ vách của thân ngàm
  • Thân và cành: Thân cây chuối cao trung bình 3 – 4m gồm có hai phần: thân thật (phần nằm dưới đất) và thân giả (phần nằm trên mặt đất)
  • Lá: 
  • Lá màu xanh đậm, hình dạng thuôn dài, lá trưởng thành có chiều dài tới 3, chiều rộng tới 0,6m
  • Lá mọc ra từ đỉnh sinh trưởng của chồi
  • Tuổi thọ của lá khoảng 50 – 150 ngày
  • Hoa: 
  • Cây chuối có thể ra hoa khi cây đạt 25 – 50 lá
  • Cụm hoa phát triển từ thân ngầm, khi đậu quả hình thành buồn chuối
  • Cụm hoa có hoa cái sẽ tạo thành quả, hoa lưỡng tính và hoa đực
  • Cụm hoa gồm những lá bắc màu đỏ tía xếp úp lên nhau hình thành nón dài
  • Quả: 
  • Quả có vỏ màu xanh và chuyển sang vàng khi chín
  • Tùy thuộc vào giống, mỗi buồng chuối có 4 – 15 nải, mỗi nải có 12 - 30 quả.

II. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH

1. Nhiệt độ

Cây chuối sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ 25 – 36 độ C

2. Ánh sáng

Cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt ở cường độ ánh sáng mạnh

3. Độ ẩm

Khu vực có lượng mưa trung bình khoảng 1 000 – 1 600 mm/ năm phù hợp cho trồng chuối

4. Đất

Đất cần tơi xốp, thoáng khí, thoát và giữ nước tốt, có tầng canh tác đạt 100 – 120 cm.

III. QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOÀI

1. Lựa chọn thời vụ trồng cây

  • Ở miền Nam: nơi không chủ động được nước tưới nên trồng vào tháng 5 – 8 (vào mùa mưa) 
  • Ở miền Bắc: nên trồng chuối vào tháng 2 – 4 (vụ xuân) và tháng 8 – 10 (vụ thu)

2. Xác định mật độ trồng cây

Mật độ trung bình khoảng 2000 – 2500 cây/ ha tương ứng với khoảng cách giữa các cây là 2,5m x 2.0m hoặc 2,0m x 2,0m

3. Chuẩn bị hố trồng cây

  • Ở nơi bằng phẳng, đất để trồng chuối được xới tơi và lên luống cao 0,3m rộng 2,0 – 2,5m để trồng 1 hàng trên mỗi luống
  • Vùng đồi núi thường làm đường đồng mức rộng 2 – 5m, trồng 1 – 2 hàng chuối trên mỗi đường
  • Đào hố với kích thước dài x rộng x sâu là 40 cm x 40 cm x 40 cm
  • Mỗi hố bón lót 10 kg phân chuồng hoặc 3 kh hữu cơ thương mại cùng khoảng 0,5 – 0,8 kg super lân và 0,3 – 0,5 vôi bột.

4. Trồng cây

Sau khi loại bỏ túi bầu nylon ở cây giống, đặt cây thẳng đứng vào giữa hố, lấp đất kín bầu và nén chặt đất xung quanh cây.

5. Bón phân

  • Lượng phân bón cho cây chuối trong 1 năm được chia làm 5 lần bón đưể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.

BÀI 9. KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHUỐI

  • Cách bón: 
  • Xới rãnh nông dọc theo hàng và cách gốc 30 – 50 cm, rải phân, lấp đất và tưới giữ ẩm.
  • Đối với phân hòa tan trong nước, có thể tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt

6. Tưới nước

  • Trong thời gian 1 tháng sau khi trồng, 2 ngày tưới một lần, mỗi lần 4 – 5 lít/ cây.
  • Sau đó, 1 tuần tưới 1 lần, mỗi lần 5 – 10 lít/ cây 

7. Phòng trừ sâu, bệnh

  • Sâu hại phổ biến trên cây chuối gồm sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu gặm vỏ quả. Để phòng trừ cần thug om những bẹ lá, cuống lá khô và bị thối; dọn sạch lá gì, lá khô, cỏ rác trong vườn; cắt bỏ tổ sâu.
  • Bệnh héo vàng, bệnh chùn ngọn do virus không có thuốc phòng trừ nên ngăn ngừa bằng biện pháp sử dụng giống kháng bệnh, sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng và thu gom tàn dư cây bệnh, tạo sự thông thoáng
  • Bệnh đốm lá có thể phòng trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất như mancozeb, metalaxyl.

8. Cắt tỉa và chống đổ

  • Đánh tỉa chồi
  • Cắt tỉa lá
  • Cắt bỏ hoa đực
  • Chống đổ

9. Điều khiển ra hoa, đậu quả

Dựa vào khoảng thời gian từ khi trồng đến lúc thu hoạch là 11 – 12 tháng để xác định thời điểm trồng mới hoặc chọn giữ chồi (là cách điều khiển ra hoa đối với cây chuối).

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Công nghệ 9 trồng cây ăn quả CD bài 9: Kĩ thuật trồng và chăm sóc, kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 trồng cây ăn quả cánh diều bài 9: Kĩ thuật trồng và chăm sóc, Ôn tập Công nghệ 9 trồng cây ăn quả cánh diều bài 9: Kĩ thuật trồng và chăm sóc

Bình luận

Giải bài tập những môn khác