Giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 7 bài 3: Công thức hóa học, hóa trị

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 7 bài 3: Công thức hóa học, hóa trị. Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Bài 3: CÔNG THỨC HÓA HỌC. HÓA TRỊ I. MỤC TIÊU: I. Mục tiêu Sau khi học xong, HS có thể: 1. Kiến thức + Trình bày được ý nghĩa của công thức hóa hóa học của các chất. + Viết được công thức hóa học của một số đơn chất và hợp chất đơn giản. + Xác định được hóa trị của một số nguyên tố hóa học. Phát biểu quy tắc hóa trị và vận dụng trong việc thiết lập một số công thức hợp chất vô cơ đơn giản. 2. Kĩ năng + Quan sát CTHH cụ thể rút ra được nhận xét về cách viết CTHH của đơn chất và hợp chất. + Viết được CTHH của chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên một phân tử và ngược lại. + Nêu được ý nghĩa của CTHH. + Biết cách tính hoá trị của một nguyên tố trong h/c khi biết CTHH của h/c và hoá trị của nguyờn tố kia.(hoặc nhóm ntử). 3. Thái độ + Có hứng thú, tinh thần say mê trong học tập. + Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức. + Có ý thức tìm tòi, học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết của mình. 4. Định hướng năng lực, phẩm chất  Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông;  Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực tính toán hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.  Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên. II. CHUẨN BỊ: 1. GV:  KHGD  Máy chiếu, PHT 2. HS: + Ôn kỹ các khái niệm đơn chất, hợp chất, phân tử. III. PHƯƠNG PHÁP 1. Phương pháp + Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm, 2. Kỹ thuật:  Kỹ thuật giao nhiệm vụ,  KT đặt câu hỏi, + Kỹ thuật động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp (1p) 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Phương pháp: PP trò chơi, PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình, PP dạy học nhóm. 2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não. 3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác GV: Treo bảng phụ yêu cầu học sinh điền vào bảng kiến thức sau và thảo luận trả lời các câu hỏi ở sgk: Câu hỏi: 1. Cách ghi công thức hóa học của một chất như thế nào? 2. Công thức hóa học một chất cho biết những điều gì? 3. Vì sao từ 118 nguyên tố hóa học có thể tạo ra hàng chục triệu chất khác nhau? HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi. + Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả + Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét. GV: Chỉ ra nhóm trả lời đúng, sai mà không giải thích, hướng HS vào hoạt động hình thành kiến thức. A. Hoạt động khởi động Tên chất Công thức phân tử Đơn chất hay hợ chất Khí oxi O2 Đơn chất Nước H2O Hợp chất Sắt Fe Đơn chất Muối ăn (Natri clorua) NaCl Hợp chất Caxi cacbonat CaCO3 Hợp chất B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Phương pháp: PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình, PP thực hành thí nghiệm. 2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não; KT khăn chải bàn; KT phòng tranh; KT 321 3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Hoạt động 1: Tìm hiểu công thức hóa học GV: Yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi: Nghiên cứu thông tin trang 12 sách HDH trả lời các câu hỏi sau: + Công thức hóa học của các chất được viết như thế nào? + Công thức hóa học có ý nghĩa gì? + Hoàn thành bài tập. HS: Hoạt động cá nhân đọc thông tin tra lời câu hỏi. + Chia sẻ kết quả với nhóm đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét và góp ý bổ sung. GV: Nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức. B. Hoạt động hình thành kiến thức I. CÔNG THỨC HÓA HỌC Công thức của đơn chất: Ax (gồm một kí hiệu hóa học và chỉ số nguyên tử). - Công thức của hợp chất: AxByCz… (gồm 2,3… kí hiệu hóa học và số nguyên tử mỗi nguyên tố). *Ý nghĩa công thức hóa học: - Cho biết nguyên tố cấu tạo ra chất - Số nguyên tử của mỗi nguyên tố - PTK của chất Hoạt động 2: Cách xác định hóa trị GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm, nghiên cứu SHD và trả lời: + Hóa trị là gì? + Hóa trị của một nguyên tố, nhóm nguyên tử được xác định như thế nào? HS: Nghiên cứu và trả lời. GV đặt câu hỏi: Từ hoá trị của H em hãy rút ra hoá trị của các nguyên tố Cl, O, N, C. Tương tự, hãy xác định hóa trị của các nhóm SO4, NO3 trong CT H2SO4, HNO3. - Xác định hóa trị của các nguyên tố C, S, P, Na, Fe trong các hợp chất sau: O2, SO3, P2O5, Na2O, FeO HS: Trả lời GV: Nhận xét và hướng dẫn HS tự chốt kiến thức ghi vào vở. II. HÓA TRỊ 1. Cách xác định hóa trị * Hóa trị là con số biểu thị khả năng lien kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác. - Hóa trị của nguyên tố được xác định thong qua nguyên tố H(I) và nguyên tố O (II). Hoạt động 3: Quy tắc hóa trị GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc thông tin và làm các bài tập trang 14. HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi. + Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả + Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh hoạt động. Nhận xét, bổ sung. GV: Yêu cầu học sinh xem bảng 2.2 hóa trị của một số nhóm nguyên tử. GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK, tìm hiểu ví dụ lập công thức hóa học. HS: Trao đổi nhóm tìm hiểu ví dụ. GV: Yêu cầu HS lên làm: + Lập công thức của Al(III) và Cl (I), Zn(II) và NO3(I), Mg(II) và SO4(II). HS: Hoàn thành bài tập và báo cáo kết quả. GV: Nhận xét 2. Quy tắc hóa trị. 1.Tính a.x và y.b theo bảng 2. Quy tắc: a.x = b.y 3. Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. * Lập công thức hóa học AlCl3 , Zn(NO3)2 , MgSO4 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Phương pháp: Luyện tập, PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình. 2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; Sơ đồ tư duy 3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tính toán; Năng lực tự quản lý; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân nghiên cứu và làm các bài tập 1, 2, 3, 4. HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi. + Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả + Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét. GV: Nhận xét và chỉnh sửa C. Hoạt động luyện tập Bài 1: (1) nguyên tố hóa học (2) kí hiệu hóa học (3) hợp chất (4) nguyên tố hóa học (5) kí hiệu hóa học. (6) nguyên tử (7) phân tử Bài 2: a, Hai nguyên tử oxi: 2O b, Ba phân tử canxi hidroxit: 3Ca(OH)2 c, Bảy phân tử amoniac: 7NH3 Bài 3: a, HBr: H hóa trị I, Br hóa trị I. H2S: H hóa trị I, S hóa trị II. CH4: H hóa trị I, C hóa trị IV. b, Fe2O3: Fe hóa trị III, O hóa trị II. CuO: Cu hóa trị II, O hóa trị II. Ag2O: Ag hóa trị I, O hóa trị II. Bài 4: Canxi nitrat: Ca(NO3)2 Natri hidroxit: NaOH Nhôm sunfat: Al2(SO4)3 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình; đàm thoại – gợi mở 2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi. 3. Năng lực: Tìm hiểu khoa học, giao tiếp 4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó. GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. + Em hãy tìm hiểu thành phần hóa học của muối ăn (gồm những nguyên tố hóa học nào, công thức hóa học). Cho biết cách sử dụng và vai trò của muối ăn đối với sức khỏe. HS: Thảo luận nhóm, thống nhất trả lời. Các nhóm bổ sung thêm GV: Nhận xét, đánh giá D. Hoạt động vận dụng Thành phần của muối ăn: Na và Cl - Nhưng nếu hàng ngày chúng ta ăn một lượng muối quá nhiều, vượt trên mức cho phép có thể dẫn đến sự nguy hại đối với sức khỏe và đôi khi rút ngắn cuộc sống con người. - Nếu sử dụng nhiều thực phẩm “ướp muối" có nguy cơ gia tăng bệnh ung thư dạ dày. - Nếu bạn ăn nhiều muối sẽ khiến lượng can xi điều tiết trong nước tiểu tăng lên và đấy là một trong những nguy cơ gia tăng bệnh loãng xương. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình; đàm thoại – gợi mở 2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi. 3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống, Năng lực sử dụng CNTT - TT. 4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó GV: Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thông tin qua internet và hoàn thành bài tập. HS: Về nhà hoàn thành bài tập và báo cáo kết quả. E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học tự nhiên 7, giáo án khoa học tự nhiên 7 môn hóa, giáo án VNEN hóa 7, giáo án hai cột bài 3: Công thức hóa học, hóa trị, giáo án chi tiết bài 3: Công thức hóa học, hóa trị, giáo án 5 hoạt động khoa học tự nhiên 7

Giải bài tập những môn khác