Giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 7 bài 2: Nguyên tử, nguyên tố hóa học

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 7 bài 2: Nguyên tử, nguyên tố hóa học. Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Chủ đề 1: NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. CÔNG THỨC HÓA HỌC Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Bài 2: NGUYÊN TỬ, NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. MỤC TIÊU Sau khi học xong, HS có thể: 1. Kiến thức : + Mô tả được thành phần cấu tạo nguyên tử, thành phần hạt nhân, mối quan hệ giữa số proton và số electron. + Phát biểu được khái niệm nguyên tử, nguyên tố hoá học, nguyên tử khối. + Xác định được nguyên tử khối của các nguyên tố và phân tử khối của một số chất đơn giản 2. Kĩ năng : + Viết được kí hiệu hóa học của một số nguyên tố. + Tính được phân tử khối của một số chất. 3. Thái độ : + Có thái độ yêu thích môn Khoa học nói chung và môn Hoá học nói riêng. + Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. 4. Định hướng năng lực – phẩm chất: + Năng lực tự học ; Năng lực hợp tác, Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học ; + Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống. + Phẩm chất: Trung thực, yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ 1. GV + Sơ đồ minh họa thành phần cấu taọ 3 nguyên tử H, O, Na. + Phiếu học tập 2. HS + Xem lại phần sơ lược về cấu tạo nguyên tử III. Phương pháp – kỹ thuật dạy học 1. Phương pháp  PP trò chơi;  PP dạy học nhóm,  PP giải quyết vấn đề;  PP thuyết trình,  PP thực hành thí nghiệm. 2. Kỹ thuật:  Kỹ thuật giao nhiệm vụ,  KT đặt câu hỏi,  Kỹ thuật động não,  KT 321,  KT phòng tranh. IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp (1p) 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Phương pháp: dạy học nhóm 2. Kĩ thuật: thảo luận, vấn đáp 3. Năng lực: Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác GV: Treo tranh hình 2.1 mô hình cấu tạo nguyên tử. Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi trả lời câu hỏi. + Nguyên tử có cấu tạo như thế nào ? + Nguyên tử mang điện không? Vì sao? + Nguyên tố hóa học có thể được định nghĩa theo nguyên tử như thế nào? HS: Trao đổi cặp đôi trả lời. + Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV: Dẫn dắt vào phần B. A. Hoạt động khởi động B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp 2. Năng lực: Tư duy, giao tiếp, ngôn ngữ hóa học 3. Phẩm chất: Trung thực, yêu quý bạn bè Hoạt động 1: Nguyên tử là gì? GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm. + Nguyên tử có thành phần như thế nào? + Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt cơ bản nào ? + Nêu đặc điểm của những loại hạt cấu tạo lên nguyên tử ? điện ? + Vì sao nguyên tử trung hòa về điện? HS: Thảo luận thống nhất câu trả lời. đại diện một số nhóm trả lời. GV: Nhận xét và kết luận B. Hoạt động hình thành kiến thức I. NGUYÊN TỬ - Hạt vô cùng nhỏ - Trung hòa về điện. - Cấu tạo: + Hạt nhân mang điện tích (+) + Vỏ nguyên tử chứa 1 hay nhiều electron (e) mang điện tích (-) Hoạt động 2: Nguyên tố hóa học là gì? GV: Tổ chức cho HS đọc thông tin và thảo luận rút ra nhận xét: + Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có những đặc điểm chung nào? + Nguyên tố hóa học là gì? + Dựa vào bảng 2.1, Hãy viết KHHH của các của các nguyên tố: natri, magie, sắt, clo và cho biết số p, e trong mỗi nguyên tử của các nguyên tố đó. HS: Nghiên cứu trả lời các câu hỏi. + Đại diện 1-2 HS đứng tại chỗ báo cáo kết quả làm việc. Các bạn khác bổ sung. GV: Nhận xét và kết luận II. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân. Hoạt động 3: Nguyên tử khối GV: Cho HS đọc thông tin về khối lượng nguyên tử ở tài liệu để thấy được khối lượng nguyên tử được tính bằng gam thì số trị rất nhỏ bé. Yêu cầu HS theo dõi thông tin trong tài liệu và giới thiệu và làm bài tập điền từ. HS: Hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập GV: Hướng dẫn hs tra bảng 2.1 HS: Lắng nghe III. NGUYÊN TỬ KHỐI. PHÂN TỬ KHỐI 1. Nguyên tử khối Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đvC. ¬Hoạt động 4: Phân tử khối GV: Hướng dẫn HS hoạt động cặp đôi dựa vào định nghĩa NTK nêu định nghĩa PTK trả lời câu hỏi. HS: Thảo luận và báo cáo kết quả. GV: tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn” + Tính phân tử khối của các phân tử sau: Ba(OH)2, SO2 ,CO2, KMnO4 Cho HS 3 phút chuẩn bị, sau đó mỗi nhóm cử lần lượt 1 bạn lên bảng tính PTK của 1 CT phân tử , nhóm nào hoàn thành nhanh nhất, đúng nhất sẽ chiến thắng HS: Hoạt động nhóm chơi trò chơi GV: Nhận xét và đánh giá 2. Phân tử khối - Phân tử khối của một chất bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Phương pháp: Luyện tập, PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình. 2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; Sơ đồ tư duy 3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tính toán; Năng lực tự quản lý; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. GV: Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời bài 1. HS: Hoạt động cá nhân làm bài và trả lời + HS khác nhận xét, bổ sung GV: Nhận xét, kết luận GV: Tổ chức trò chơi (Mỗi đội 2 em) Yêu cầu mỗi học sinh viết kí hiệu hóa học của 6 nguyên tố mà em biết. HS: Tham gia trò chơi, làm bài tập. GV: Cho HS nhận xét chéo. Khích lệ HS. GV: Tổ chức HS hoạt động cặp đôi: + Một nam, 1 nữ lên tính phân tử khối + Tính PTK của: Ba(OH)2, SO2, CaCO3, H2O HS: Tham gia trò chơi, làm bài tập. GV: Cho HS nhận xét chéo. Khích lệ HS. Bài 1: - Kí hiệu: + Electron: e (-) + Proton: p (+) + Nơtron: n (không mang điện). - Nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân (tức là cùng điện tích hạt nhân). Số p = Số e. Bài 2: Kali: K Nhôm: Al Bạc: Ag Bài 3: M(Ba(OH)2) = 137 + 17.2 = 171 MSO2 = 32 + 16.2 = 64 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình; đàm thoại – gợi mở 2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi. 3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tính toán; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. 4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó. GV: Yêu cầu hs hoạt động cặp đôi giải thích câu hỏi trang 11 HS: Trao đổi thống nhất trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung GV: Nhận xét, kết luận D. Hoạt động vận dụng - Hơi thở có nhiều khí CO2 và một số khí khác nặng hơn không khí - Khí H2 nhẹ hơn không khí nhiều lần E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình; đàm thoại – gợi mở 2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi. 3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống; Năng lực sử dụng CNTT - TT. 4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó. GV: Yêu cầu HS về tìm hiểu video trên trang web hoặc sách về nguyên tố hóa học. Viết đoạn văn ngắn 100 từ mô tả vai trò của nguyên tử. Nộp vào tiết học sau. HS: Về nhà hoàn thành yêu cầu của GV E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học tự nhiên 7, giáo án khoa học tự nhiên 7 môn hóa, giáo án VNEN hóa 7, giáo án hai cột bài 2: Nguyên tử, nguyên tố hóa học, giáo án chi tiết bài 2: Nguyên tử, nguyên tố hóa học, giáo án 5 hoạt động khoa học tự nhiên 7

Giải bài tập những môn khác