Giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 7 bài 1: Mở đầu
Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 7 bài 1: Mở đầu. Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 1: MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong, HS có thể:
1. Kiến thức
+ Lập kế hoạch thực hiện trong mỗi hoạt động học tập.
+ Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị và mẫu trong hoạt động học tập.
+ Ghi chép, thu thập các số liệu quan sát và đo đạc.
+ Phân tích và giải thích các số liệu quan sát, đánh giá kết quả.
2. Kỹ năng
+ Hình thành kỹ năng làm việc khoa học.
3. Thái độ
+ Có ý thức tự giác trong học tập.
4. Năng lực – phẩm chất
+ Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo; Năng lực hợp tác.
+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ khoa học, Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
+ Phẩm chất: Yêu khoa học, yêu quý bạn bè.
II. Chuẩn bị của GV - HS
1. GV
KHGD
Máy chiếu, PHT
2. HS
Nghiên cứu trước nội dung bài học (GV giao cụ thể sau mỗi tiết học).
III. Phương pháp – kỹ thuật dạy học
1. Phương pháp
PP trò chơi;
PP dạy học nhóm,
PP giải quyết vấn đề;
PP thuyết trình,
PP thực hành thí nghiệm.
2. Kỹ thuật:
Kỹ thuật giao nhiệm vụ,
KT đặt câu hỏi,
Kỹ thuật động não,
KT 321,
KT phòng tranh.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Bài mới
HĐ của GV – HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Phương pháp: dạy học nhóm, PP thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: giao nhiệm vụ.
3. Năng lực: Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm
? Lập một bản kế hoạch cần có nội dung gì ?
? Hình thức trình bày bản kế hoạch ?
GV: Có thể cho Hs lấy ví dụ cụ thể.
HS: Thảo luận trả lời câu hỏi
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, vào bài. A. Hoạt động khởi động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Phương pháp: PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não; KT khăn trải bàn; KT phòng tranh.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên.
GV phân tích: Lập kế hoạch học tập là kĩ năng quan trọng trong các hoạt động học. Sau đó yêu cầu HS:
Dựa vào thông tin trong SHDH, em hãy lập kế hoạch cá nhân cho công việc : “Tìm hiểu về các dụng cụ, thiết bị, mẫu được sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 7”.
HS: Hoạt động cá nhân lập bản kế hoạch
+ Hoạt động nhóm chia sẻ kết quả
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, đánh giá B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. LẬP KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Kế hoạch cá nhân cần có đủ những yêu cầu sau :
+ Mục tiêu kế hoạch là gì ?
+ Nhiệm vụ (nội dung công việc) cần thực hiện.
+ Biện pháp thực hiện.
+ Tiến trình thực hiện (thời gian, địa điểm).
+ Dự kiến kết quả công việc (sản phẩm thu được là gì ?).
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm:
Nghiên cứu thông tin và hoàn thành bảng 1.1
HS: Hoạt động nhóm hoàn thành bảng 1.1
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, đánh giá
GV: Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, chia sẻ kết quả đã tìm hiểu trước ở nhà:
+ Nêu một số dụng cụ dễ vỡ, dễ cháy nổ và những hóa chất độc hại.
HS: Hoạt động cặp đôi, chia sẻ kết quả làm việc cá nhân.
+ Đại diện mộ số cặp đôi báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét.
GV: nhận xét, đánh giá và bổ sung
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân sau đó hoạt động cặp đôi:
+ Nhắc lại một số quy tắc an toàn khi tiến hành các thí nghiệm khoa học (KHTN6).
HS: Hoạt động cặp đôi chia sẻ các kết quả.
+ Đại diện một số cặp đôi báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét.
GV: nhận xét và tổng kết II. BỘ DỤNG CỤ, THIẾT BỊ, MẪU HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7
1. Kể tên dụng cụ, thiết bị, mẫu sử dụng trong các bài KHTN 7
Bảng 1.1
2. Dụng cụ nào dễ vỡ, dễ cháy nổ và những hoá chất độc hại?
+ Những dụng cụ bằng thủy tinh: ống nghiệm, bóng điện …..
+ Chất độc: Axit, bazo, Khí Clo, brom, iot, chì, thủy ngân ……
3. Nêu các quy tắc an toàn khi tiến hành các thí nghiệm Khoa học tự nhiên 7.
- Cần biết rõ dụng cụ, hóa chất cần sử dụng.
- Hóa chất không có nhãn mác thì không sử dụng
- Tránh gây đổ vỡ khi làm thí nghiệm.
- Với chất độc cần có dụng cụ bảo hộ…….
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm
+ Thực hành đo nhịp tim rồi điền thông tin vào bảng 1.2
+ Trả lời các câu hỏi thảo luận.
HS: + Hoạt động nhóm hoàn thành yêu cầu của GV
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức. III. TẬP SỬ DỤNG CÁC DỤNG CỤ, THIẾT BỊ VÀ MẪU TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Đo nhịp tim của em
a, Khi di chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng thì nhịp tim thay đỏi như sau:
Tim sẽ đập nhanh hơn. Vì lúc đứng phải hoạt động cơ thể, nhưng lúc ngồi sẽ hoạt động ít hơn, các tế bào trong cơ thể hoạt động ít hơn.
b, Nhịp tim sẽ đập nhanh và mạnh hơn. Vì đây là hoạt động mạnh, nhu cầu Oxi tăng lên , tim cần truyền đi máu và nhiều năng lượng để cơ thể hoạt động nên sẽ đập nhanh hơn.
c, giả thuyết do sai số, hoặc do bạn đếm nhầm nhịp tim. Kiểm tra lại bằng máy khác.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm như trong tài liệu HDH, ghi các số liệu, hiện tượng quan sát vào bảng 1.3
+ Trả lời các câu hỏi thảo luận
HS: Hoạt động nhóm làm thí nghiệm, điền thông tin vào bảng và trả lời các câu hỏi.
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức. 2. Nghiên cứu tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng hóa học
Các hiện tượng quan sát được khi cho các đinh sắt vào cốc đựng dung dịch muối đồng sunfat:
+ Màu xanh của dung dịch muối đồng sunfat bị nhạt dần
+ Phía ngoài các đinh sắt có một lớp kim loại đồng màu đỏ bám vào
Nhận xét: Tổng khối lượng của các chất trước thí nghiệm bằng tổng khối lượng của các chất sau thí nghiệm.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm nghiên cứu hình 1.1, tìm hiểu thông tin về các dụng cụ và ghi vào vở.
HS: Hoạt động nhóm hoàn thành yêu cầu của GV
+ Đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức. 3. Tìm hiểu tên gọi, các thông tin, kí hiệu trên các dụng cụ hình 1.1 và ghi vào vở.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực,; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên.
GV: yêu cầu HS quan sát và mô tả từng bước trong hình “Các bước vận dụng kiến thức vào thực tế”
HS: Hoạt động cá nhân trình bày từng bước trong hình.
+ Hoạt động cặp đôi chia sẻ kết quả.
+ Đại diện nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, đánh giá kết quả của HS. C. Hoạt động luyện tập
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân.
GV: Hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành các câu hỏi bài tập trong SHDH
HS: Về nhà hoàn thành yêu cầu của GV và báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét, đánh giá. D. Hoạt động vận dụng
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực; tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên.
GV: Hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành các câu hỏi bài tập trong SHDH
HS: Về nhà hoàn thành yêu cầu của GV và báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét, đánh giá. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án VNEN khoa học tự nhiên 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học tự nhiên 7, giáo án khoa học tự nhiên 7 môn hóa, giáo án VNEN hóa 7, giáo án hai cột bài 1: Mở đầu, giáo án chi tiết bài 1: Mở đầu, giáo án 5 hoạt động khoa học tự nhiên 7