Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 6 bài 5: Chất và tính chất của chất (T4). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 5: CHẤT VÀ TÍNH CHẤT CỦA CHẤT (T4)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
+ Trình bày được các vật thể tự nhiên hay nhân tạo được tạo nên từ các chất.
+ Chỉ ra được chất có ở đâu, có thể tồn tại ở các trạng thái (thể) nào.
+ Trình bày được một số tính chất của chất.
2. Kĩ năng
+ Phân biệt được vật thể tự nhiên và cật thể nhân tạo
+ Phân biệt được chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp.
+ Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí có thể tách một số chất ra khỏi hỗn hợp đơn giản.
3. Thái độ
+ Có tinh thần hứng thú, say mê trong học tập
+ Tích cực tự lực phát hiên và thu nhận kiến thức
4. Định hướng năng lực – phẩm chất
Năng lực chung: Năng lực hợp tác; năng lực đọc hiểu, năng lực xử lí thông tin, năng lực tìm tòi, nghiên cứu khoa học.
Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
Phẩm chất: Nhân ái, khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
+ Chất và các trạng thái của chất
+ Tính chất của chất
+ Hỗn hợp và tác chất ra khỏi hỗn hợp
III. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS
1. GV
Hình 5.1 đến 5.3, mẫu vật (bát, cốc thủy tinh...)
2. HS
Nghiên cứu trước nội dung bài học, chuẩn bị mẫu vật quan sát, kẻ sẵn các bảng vào vở.
IV. PHƯƠNG PHÁP – KỸ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
PP dạy học nhóm,
PP giải quyết vấn đề;
PP thuyết trình,
PP thực hành thí nghiệm.
2. Kỹ thuật:
Kỹ thuật giao nhiệm vụ,
KT đặt câu hỏi,
Kỹ thuật động não,
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực, Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó
GV: Hướng dẫn HS và yêu cầu HS thảo luận nhóm làm các bài tập 1, 2, 3, 4.
HS: Thảo luận theo nhóm, hoàn thành các bài tập.
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và đánh giá
C. Hoạt động luyện tập
Bài 1:
Bát được làm bằng sứ
Bàn ghế được làm bằng gỗ
Cốc được làm bằng thủy tinh
Thân cây mía có chứa nước
Núi đá vôi được tạo thành từ đá vôi
Trong nước biển có hòa tan muối
Bài 2:
Vật thể: cơ thể người, bút chì, dây điện, áo
Chất: nước, than chì, nhựa dẻo, đồng, xenlulozơ, nilon
Bài 3:
Tính chất vật lí: a, b, d.
Tính chất hóa học: c, đ.
Bài 4: Dùng nam châm. Vì nam châm hút sắt nhưng không hút đồng. Vì thế có thể tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp trên.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
GV: Hướng dẫn HS về nhà liên hệ trao đổi với người thân, báo cáo kết quả vào tiết học sau.
HS: Về nhà tự liên hệ với người thân để trả lời các câu hỏi.
+ Báo cáo kết quả. D. Hoạt động vận dụng:
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực; tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
GV: Gọi 1 HS đọc thông tin phần “em có biết”.
HS: Đọc và nghiên cứu thông tin E. Hoạt động tìm tòi mở rộng: