Giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 6 bài 5: Chất và tính chất của chất (T1)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 6 bài 5: Chất và tính chất của chất (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

CHỦ ĐỀ 3: TRẠNG THÁI CỦA CHẤT Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 5: CHẤT VÀ TÍNH CHẤT CỦA CHẤT (T1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức + Trình bày được các vật thể tự nhiên hay nhân tạo được tạo nên từ các chất. + Chỉ ra được chất có ở đâu, có thể tồn tại ở các trạng thái (thể) nào. + Trình bày được một số tính chất của chất. 2. Kĩ năng + Phân biệt được vật thể tự nhiên và cật thể nhân tạo + Phân biệt được chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp. + Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí có thể tách một số chất ra khỏi hỗn hợp đơn giản. 3. Thái độ + Có tinh thần hứng thú, say mê trong học tập + Tích cực tự lực phát hiên và thu nhận kiến thức 4. Định hướng năng lực – phẩm chất  Năng lực chung: Năng lực hợp tác; năng lực đọc hiểu, năng lực xử lí thông tin, năng lực tìm tòi, nghiên cứu khoa học.  Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.  Phẩm chất: Nhân ái, khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên. II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM + Chất và các trạng thái của chất + Tính chất của chất + Hỗn hợp và tác chất ra khỏi hỗn hợp III. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS 1. GV  Hình 5.1 đến 5.3, mẫu vật (bát, cốc thủy tinh...) 2. HS  Nghiên cứu trước nội dung bài học, chuẩn bị mẫu vật quan sát, kẻ sẵn các bảng vào vở. IV. PHƯƠNG PHÁP – KỸ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp  PP dạy học nhóm,  PP giải quyết vấn đề;  PP thuyết trình,  PP thực hành thí nghiệm. 2. Kỹ thuật:  Kỹ thuật giao nhiệm vụ,  KT đặt câu hỏi,  Kỹ thuật động não, V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (không) 3. Bài mới Hoạt động của GV - HS Nộ dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Phương pháp: dạy học nhóm, PP thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật: giao nhiệm vụ. 3. Năng lực: Năng lực tự quản lý; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác. GV: Cho HS quan sát hình ảnh yêu cầu HS thảo luận nhóm và liên hệ trong đời sống, điền từ thích hợp vào chỗ trống bên dưới các hình ảnh. HS: Thảo luận nhóm, điền từ. + Đại diện nhóm nêu đáp án, nhóm khác bổ sung GV: Nhận xét đáp án, đặt câu hỏi: + Vậy theo các em vật thể quanh ta được tạo nên từ chất nào? HS: Trả lời A. Hoạt động khởi động: B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Phương pháp: PP dạy học nhóm; PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình. 2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não; 3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. 4. Phẩm chất: Trung thực; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó Hoạt động 1: Chất GV đặt câu hỏi: Những hình ảnh ta vừa quan sát trên đều được gọi là vật thể, vậy các em hãy cho biết: + Các vật thể xung quanh ta được chia thành mấy loại chính. HS: Quan sát hình trả lời câu hỏi GV: yêu cầu HS thảo luận theo nhóm hoàn thiện bảng 5.1 SHDH HS: thảo luận, báo cáo kết quả GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết vật thể có ở đâu? Chất có ở đâu ? Chất là gì? HS: Nghiên cứu và trả lời câu hỏi B. Hoạt động hình thành kiến thức I. CHẤT Chia thành 2 loại là vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo. Chất có ở trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể nơi đó có chất. Chất là nguyên liệu ban đầu để tạo ra vật thể Hoạt động 2: Ba trạng thái của chất GV: Yêu cầu HS hoạt động các nhân đọc thông tin trong khung, cho biết: + Chất tồn tại ở trạng thái nào? HS: Nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi. GV: yêu cầu HS nghiên cứu bảng 5.2, cho biết tại sao lại có sự khác nhau giữa các trạng thái như vậy? HS: Nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi. GV: Hướng dẫn HS trao đổi nhóm, nghiên cứu hình 5.2 và trả lời các câu hỏi. HS: Thảo luận nhóm rút ra kết luận. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. GV: Nhận xét, chốt kiến thức. II. Ba trạng thái của chất Tùy thuộc vào điều kiện về nhiệt độ và áp suất mà chất có thể tồn tại ở 3 trạng thái khác nhau: rắn, lỏng, khí Khi chất ở trạng thái rắn các hạt sắp xếp khít nhau và dao động tại chỗ Ở trạng thái lỏng các hạt ở gần sát nhau và chuyển động trượt lên nhau. Ở trạng thái khí các hạt ở rất xa nhau và chuyển động nhanh hơn về nhiều phía. 4. Củng cố - vận dụng GV: Yêu cầu 1 HS nhắc lại các kiến thức: + Vật thể ở đâu? Chất ở đâu? + Chất tồn tại ở các trạng thái nào? HS: Trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét. GV: Nhận xét và đánh giá. 5. Tìm tòi mở rộng GV: Nhắc HS về nhà + Học bài cũ. + Đọc và chuẩn bị trước nội dung B.III (làm thí nghiệm H5.4)

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn hóa 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học tự nhiên 6, giáo án khoa học tự nhiên 6 môn hóa, giáo án VNEN hóa 6, giáo án hai cột bài 5: Chất và tính chất của chất, giáo án chi tiết bài 5: Chất và tính chất của chất, giáo án 5 hoạt động khoa học tự nhiên 6

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo