Giáo án Tiếng việt 2 Kết nối tri thức
Giáo án tiếng việt 2 sách mới kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn rất chi tiết, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo án do nhóm giáo viên tech12h và công sự cùng thực hiện. Giáo án có sẵn bản word để tải về.
Xem video về:Giáo án Tiếng việt 2 Kết nối tri thức
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ: VẺ ĐẸP QUANH EM
BÀI 1: CHUYỆN BỐN MÙA
- MỤC TIÊU
- Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Đọc đúng các từ ngữ, đọc rõ ràng câu chuyện Chuyện bốn mùa. Biết đọc lời đối thoại của các nhân vật phù hợp với ngữ điệu. Nhận biết được 4 nàng tiên tượng trưng cho 4 mùa. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện dựa vào nội dung câu chuyện và tranh minh hoa, nhận biết được bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
- Biết viết chữ viết hoa Q theo cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết câu ứng dụng Quê hương em có đồng lúa xanh.
- Nhận biết câu nêu đặc điểm.
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện trong bài đọc).
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (trí tưởng tượng về các sự vật, sự việc trong tự nhiên).
- Phẩm chất
Bồi dưỡng sự hiểu biết về các mùa trong năm, tình yêu thiên nhiên.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Tranh ảnh về các hiện tượng thời tiết mưa, nắng,...
- Mẫu chữ viết hoa Q cỡ vừa và cỡ nhỏ, vở Tập viết 2 tập hai.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Vở Tập viết 2 tập hai.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
SOẠN GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT 3 KNTT KHÁC:
- Bài giảng Powerpoint tiếng việt 3 kết nối tri thức
- Tải GA word tiếng việt 3 kết nối tri thức
- Tải GA dạy thêm tiếng việt 3 kết nối tri thức
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 - 2 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu tranh ảnh về các hiện tượng thời tiết và cho HS quan sát. Sau khi HS quan sát, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết thời tiết tại nơi em ở ngày hôm nay như thế nào? - GV đặt vấn đề: Chúng ta đều đã biết về những hiện tượng tự nhiên như mưa, nắng hay gió bão qua ti vi, sách báo, tranh, truyện. Chúng ta cũng đã biết về 4 mùa xuân, hạ, thu, đông trong năm. Vậy các em yêu thích mùa nào nhất trong năm? Đặc trưng và lợi ích gì của các mùa đối với con người là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hìm hiểu những điều này trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Chuyện bốn mùa. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc văn bản Chuyện bốn mùa trong trang 9,10 sgk với giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. Lời thoại giữa các nhân vật được đọc bằng giọng biểu cảm, thể hiện sự thân thiết. b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa bài đọc sgk trang 9 và nêu nội dung tranh.
- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. Lời thoại giữa các nhân vật được đọc bằng giọng biểu cảm, thể hiện sự thân thiết. - GV nêu và đọc một số từ khó phát âm do ảnh hưởng của phát âm địa phương: bập bùng bếp lửa, đâm chồi nảy lộc, sung sướng, về, có ích. - GV mời 1HS đọc chú giải phần Từ ngữ sgk trang 10 để hiểu nghĩa những từ khó. - GV hướng dẫn HS đọc lời của 4 cô tiên thể hiện sự nhí nhảnh, hồn nhiên, lời của bà đất thể hiện sự trầm lặng; phân biệt lời kể chuyện và lời của nhân vật; ngắt nghỉ đúng dấu câu. - GV mời 3 HS đọc văn bản: + HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “rước đèn, phá cỗ”. + HS2 (Đoạn 2): tiếp theo đến “trong chăn”. + HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại. - GV hướng dẫn HS luyện đọc câu dài: + Nhờ có em Hạ,/cây trong vườn mới đơm trái ngọt,/học sinh/mới được nghỉ hè. + Có em/mới có bập bùng lửa nhà sàn,/mọi người/mới có giấc ngủ ấm trong chăn. + Bốn nàng tiên mải chuyện trò,/không biết/bà Đất đến từ lúc nào. + Còn cháu Đông,/cháu có công ấp ủ mầm sống/để xuân về/cây cối/đâm chồi nảy lộc. - GV mời đại diện 1HS đứng dậy đọc lại toàn bài. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến văn bản Chuyện bốn mùa vừa đọc. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc lướt lại văn bản để chuẩn bị trả lời các câu hỏi trong sgk trang 10: Câu 1 Bốn nàng tiên đặc trưng cho những mùa nào trong năm? - GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm. + HS nêu ý kiến, HS khác góp ý. + Cả nhóm thống nhất câu trả lời phù hợp nhất. - GV yêu cầu đại diện 2-3 nhóm trả lời. + Đại diện các nhóm nhận xét. + GV nhận xét và khen tất các nhóm đã mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình Câu 2: Theo nàng tiên mùa hạ, vì sao thiếu nhi thích mùa thu? - GV yêu cầu HS làm việc chung cả lớp. + GV nhắc HS đọc đoạn 1 để tìm câu trả lời. + GV gọi 2-3 HS trả lời trước lớp. - GV, HS thống nhất câu trả lời đúng Câu 3: Dựa vào bài đọc, nói tên mùa phù hợp với mỗi tranh?
- GV yêu cầu HS làm việc chung cả lớp. + GV yêu cầu 1 HS đọc câu hỏi. + GV nhắc HS đọc thầm đoạn 1, đoạn 2 để tìm câu trả lời: Một năm có 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông). Có tất cả 4 tranh, em hãy quan sát lần lượt từng tranh và cho biết mùa tương ứng với mỗi tranh. + HS làm việc nhóm: HS trình bày câu trả lời, thống nhất đáp án. - GV mời 2-3 nhóm đại diện trả lời. - GV khen các nhóm biết hợp tác, có trí tưởng tượng phong phú. Câu 4: Vì sao bà Đất nói cả bốn nàng tiên đều có ích và đáng yêu? - HS làm việc nhóm: HS trình bày câu trả lời, thống nhất đáp án. - GV mời 2-3 nhóm đại diện trả lời. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc lại văn bản Chuyện bốn mùa với giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng. b. Cách thức tiến hành: - GV hướng dẫn, tập đọc cho HS lời đối thoại giữa các nàng tiên. - GV mời 3 HS đứng dậy đọc lần lượt 3 đoạn như đã phân công HS đọc mẫu. - GV mời 1HS đứng dậy đọc diễn cảm toàn bộ văn bản Chuyện bốn mùa. Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trả lời các câu hỏi trong sgk trang 20 theo văn bản Tết đến rồi. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập theo văn bản đọc sgk trang 10: - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1: Câu 1: Tìm trong bài những từ ngữ miêu tả: a. hoa mai. b. hoa đào. + GV yêu cầu HS tìm đoạn văn nói về hoa mai, hoa đào. + HS thảo luận nhóm, tìm đáp án. + GV gọi đại diện 1-2 nhóm trả lời. - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2: Câu 2: Đặt một câu giới thiệu về loài hoa em thích. + GV gợi ý: Em biết những loài hoa nào? Loài hoa đó như thế nào? + GV yêu cầu HS đọc câu mẫu (Đào là loài hoa đặc trưng cho Tết ở miễn Bắc). GV cho HS nhận xét câu mẫu: câu có từ là - câu giới thiệu. + GV gọi một 2-3 HS đọc câu mình đặt. Các HS khác nhận xét. SOẠN GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT 4 KNTT CHẤT LƯỢNG KHÁC: |
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (GV khuyến khích HS tích cực trả lời): + HS quan sát tranh vẽ các hiện tượng thời tiết: mưa, nắng. + HS trả lời câu hỏi thời tiết tại nơi em ở (tùy vùng điều kiện địa lí, HS trả lời thời tiết tại nơi em ở: trời mưa, trời nắng, trời nhiều mây,...).
- HS trả lời: Tranh vẽ 4 cô gái (4 cô tiên) đang đứng xung quanh một bà cụ. Mỗi cô tiên có một vẻ đẹp, một kiểu trang phục khác nhau. Cô thì có vòng hoa rực rỡ trên đầu. Cô thì cẩm quạt. Cô thì mặc nhiều váy áo có vẻ như rất lạnh. Cô thì tay cầm giỏ hoa quả. Họ đang nói chuyện rất vui vẻ với bà cụ. - HS chú ý lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.
- HS chú ý lắng nghe GV đọc mẫu và luyện đọc.
- HS đọc chú giải: + Đâm chồi: mọc ra những mầm non. + Đơm: nảy ra.
- HS chú ý lắng nghe bạn đọc, đọc thầm theo.
- HS chú ý lắng nghe GV hướng dẫn luyện đọc.
- HS chú ý lắng nghe bạn đọc, đọc thầm theo. Chú ý ghi nhớ những ý chính trong bài đọc.
- HS đọc thầm.
- HS trả lời: Bốn nàng tiên đặc trưng cho 4 mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông.
- HS trả lời: Theo nàng tiên mùa hạ, thiếu nhi thích mùa thu vì không có mùa thu thì thiếu nhi không có đêm trăng rằm, rước đèn phá cỗ.
- HS trả lời: Tên mùa phù hợp với mỗi tranh: + Tranh 1: mùa xuân. + Tranh 2: mùa đông. + Tranh 3: mùa hạ. + Tranh 4: mùa thu.
- HS trả lời: Bà Đất nói cả bốn nàng tiên đều có ích và đáng yêu vì: Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, học sinh nhớ ngày tựu trường. Đông có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chổi nảy lộc.
- HS luyện đọc lời thoại.
- HS đọc bài. Các HS khác trong lớp theo dõi, lắng nghe.
- HS trả lời: + Từ ngữ tả hoa mai: rực rỡ sắc vàng. + Từ ngữ tả hoa đào: màu hồng tươi, lá xanh, nụ hồng chúm chím.
- HS trả lời: + Hoa hồng là loài hoa có mùi hương rất thơm. + Hoa cúc là hoa của mùa thu.
|
TIẾT 3: VIẾT | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Chuyện bốn mùa (tiết 3). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Viết chữ hoa a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết quy trình viết chữ Q theo đúng mẫu GV giới thiệu, hướng dẫn; viết chữ Q hoa vào vở bảng con, vở Tập viết 2 tập hai; soát lỗi cho nhau. b. Cách thức tiến hành: - GV dùng thước chỉ theo chữ mẫu và hướng dẫn HS quy trình viết: + Miêu tả chữ Q: Chữ Q cỡ vừa cao 5 li, cỡ nhỏ cao 2,5 li. Chữ Q gồm 2 nét, nét giống chữ O, nét 2 là nét lượn ngang, giống như một dấu ngã lớn. + Cách viết: Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong kín, phần cuối lượn vào trong bụng chữ. Dừng bút ở phía trên đường kẻ 4. Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút xuống gần đường kẻ 2, viết nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài. Dừng bút ở trên đường kẻ 2. (GV viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại cách viết). - GV yêu cầu HS viết chữ viết hoa Q vào bảng con. Sau đó, HS viết chữ viết hoa Q vào vở Tập viết 2 tập hai. - GV nhận xét, uốn nắn HS. Hoạt động 2: Viết câu ứng dụng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát và phân tích câu ứng dụng Quê hương em có đồng lúa xanh; HS viết câu ứng dụng vào vở Tập viết. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu 1 HS đọc câu ứng dụng: Quê hương em có đồng lúa xanh. - GV viết mẫu câu ứng dụng lên bảng lớp. - GV yêu cầu HS quan sát câu ứng dụng và trả lời câu hỏi: Câu 1: Câu ứng dụng có mấy tiếng? Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ nào phải viết hoa? - GV hướng dẫn HS chiều cao của các chữ trong câu ứng dụng: + Chữ Q, h, l, g cao 2,5 li. + Chữ đ cao 2 li. + Các chữ còn lại cao 1 li. - GV hướng dẫn HS cách viết chữ Q đầu câu; cách nối chữ Q với chữ: từ điểm cuối của chữ Q nhấc bút lên viết chữ u; mỗi chữ trong câu cách nhau 1 ô li. - GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở tập viết. - GV nhận xét, chữa một số bài cho HS.
|
- HS chú ý quan sát, lắng nghe GV hướng dẫn quy trình viết chữ Q.
- HS quan sát GV viết mẫu trên bảng lớp.
- HS thực hành viết chữ Q vào bảng con và vào vở Tập viết 2 tập hai. - HS lắng nghe, soát lại bài của mình.
- HS đọc câu ứng dụng Quê hương em có đồng lúa xanh. - HS quan sát GV viết mẫu ứng dụng. - HS trả lời: Câu 1: Câu ứng dụng có 7 tiếng. Câu 2: Trong câu ứng dụng có chữ Quê phải viết hoa.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS viết câu ứng dụng vào vở tập viết. + HS đổi vở cho nhau để góp ý lỗi. - HS lắng nghe, soát lại bài của mình. |
TIẾT 4: NÓI VÀ NGHE | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Chuyện bốn mùa (tiết 4). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, nói về nội dung của từng tranh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát 4 bức tranh, trả lời các câu hỏi gợi ý của từng tranh. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS quan kĩ 4 bức tranh trong Chuyện bốn mùa
- GV hướng dẫn HS: Câu chuyện có 4 bức tranh rất đẹp. Trong mỗi tranh có các nàng tiên đang nói chuyện với nhau. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: vẽ những nàng tiên nào? Họ đang làm gì? Nàng tiên mùa đông nói gì với nàng tiên mùa xuân? Dựa vào đâu để biết. - GV cho HS làm việc theo cặp. Hỏi - đáp về nội dung tranh 1: Có những nàng tiên nào trong tranh? Nàng đông nói gì với nàng xuân? - GV mời 1 - 2 HS nói về nội dung tranh . - GV hướng dẫn HS thảo luận nội dung tranh 2,3,4 tương tự như tranh 1 và yêu cầu HS trả lời tranh 2,3,4 nói về nội dung gì? - GV khen ngợi những HS nhớ nội dung câu chyện, có trí tưởng tượng phong phú. Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát 4 bức tranh, thông qua câu hỏi gợi ý của từng tranh, nhớ lại nội dung câu chuyện, kể lại nội dung từng bức tranh (khuyến khích HS có trí tưởng tượng phong phú). b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nhìn tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh để tập kể từng đoạn của câu chuyện, cố gắng kể đúng lời nói của các nhân vật trong câu chuyện (không phải kể đúng từng câu từng chữ trong bài đọc). - GV yêu cầu HS tập kể chuyện theo cặp, các HS tập kể cho nhau nghe từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện rồi góp ý lẫn nhau. - GV gọi HS xung phong kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp. - GV động viên, khen ngợi các em có nhiều cố gắng.
ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 4 MỚI:
Hoạt động 3: Vận dụng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nói được với người thân về nàng tiên yêu thích nhất trong câu chuyện Chuyện bốn mùa. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc lại câu chuyện, xem lại các bức tranh minh họa để nhớ lại các sự việc và lời nói của các nàng tiên. - GV yêu cầu HS chọn một nàng tiên yêu thích nhất để nói cho người thân nghe theo gợi ý: + Tên của nàng tiên. + Nàng tiên đã giúp gì cho con người, cây cối,.... + Nàng tiên tượng trưng cho mùa gì. - GV yêu cầu sau khi HS kể về nàng tiên em yêu thích nhất cho người thân, chú ý lắng nghe lời góp ý để lần sau nói được tốt hơn. |
- HS quan sát 4 bức tranh trong Chuyện bốn mùa.
- HS chú ý lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS làm việc theo cặp.
- HS trả lời: + Tranh 1 vẽ nàng tiên mùa đông và nàng tiên mùa xuân cầm tay nhau nói chuyện. Phía xa có hình ảnh cây cối đâm chổi nảy lộc. Cây đào nở hoa rực rỡ. Nàng tiên mùa đông nói: Chị là người sung sướng nhất. Ai cũng yêu chị. Chị về, cây nào cũng đâm chối nảy lộc. + Tranh 2 vẽ nàng tiên mùa xuân và nàng tiên mùa hạ đang nói chuyện với nhau. Theo nàng tiên mùa xuân, vào mùa hạ, vườn cây cho trái ngọt. + Tranh 3 vẽ nàng tiên mùa hạ và nàng tiên mùa thu đang nói chuyện với nhau. Thao nàng tiên mùa hạ, mùa thu trẻ em có đêm trăng rước đèn, phá cỗ. + Tranh 4, vẽ nàng tiên mùa thu đang đặt tay lên vai nàng tiên mùa đông. Theo nàng tiên mua thu, có mùa đông thì mới có bập bùng bên lửa nhà sàn.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS kể chuyện theo cặp.
- HS kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp. Ngày xuân đầu năm, 4 nàng tiên xuân, hạ, thu, đông gặp nhau. Nàng tiên mùa đông cầm tay xuân bảo: - Chị là người sung sướng nhất. Ai cũng yêu chị. Chị về, cây nào cũng đêm chồi nảy lộc. Nàng xuân nói: - Nhưng nhờ có em hạ cây trong vườn mới đơm trái ngọt, học sinh mới được nghỉ hè. Nàng hạ tinh nghịch xen vào: - Thế mà thiếu nhi lại thích em thu nhất. Không có thu thì thiếu nhi không có đêm trăng rằm rước đèn. Giọng buồn buồn, đông nói: - Chỉ có em là chẳng ai yêu. Thu đặt tay lên vai đông, thủ thỉ: - Có em mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn.
- HS đọc lại chuyện và các bức tranh minh họa.
- HS nói về nàng tiên yêu thích nhất theo gợi ý của GV. |