Giáo án Tiếng Việt 2 Chân trời sáng tạo
Giáo án tiếng việt 2 sách mới chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn rất chi tiết, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo án do nhóm giáo viên tech12h và công sự cùng thực hiện. Giáo án có sẵn bản word để tải về.
Xem video về:Giáo án Tiếng Việt 2 Chân trời sáng tạo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐIỂM 11: THIÊN NHIÊN MUÔN MÀU
TUẦN 23 – 24
BÀI 4: HOA MAI VÀNG (Tiết 15 – 20)
- MỤC TIÊU
- Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Giải được các câu đố về một loài hoa em thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của hoa mai vàng – loài hoa tiêu biểu cho Tết ở miền Nam.
- Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực riêng:
- Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được ao/oa; ch/tr, ich/it.
- Mở rộng được vốn từ về thiên nhiên (từ ngữ chỉ màu sắc); đặt được câu có từ ngữ chỉ màu sắc của cây cối hoặc con vật.
- Nghe – kể được từng đoạn văn của câu chuyện Sự tích cá thờn bơn theo tranh và từ ngữ gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- Viết được 4 – 5 câu thuật việc được tham gia theo gợi ý.
- Chia sẻ được một bài đã đọc về thiên nhiên.
- Kể được tên các con vật theo gợi ý.
- Phẩm chất:
- Biết liên hệ bản thân: Yêu quý thiên nhiên tươi đẹp.
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm góp phần bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên: yêu quý cây cối, con vật, sông suối, núi rừng,...; có ý thức tự giác tham gia hoạt động bảo vệ thiên nhiên: không phá tổ chim, không bẻ cành, hái hoa; cổ vũ những người bảo vệ thiên nhiên.
- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Phương tiện dạy học
- Đối với GV
- Giáo án.
- Bảng phụ/ slide ghi đoạn từ Hoa mai cũng có năm cánh đến mượt mà.
- Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
- Một bài đọc về thiên nhiên đã tìm đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |
Tiết 1, 2 A. Khởi động Mục tiêu: Giải được các câu đố về một loài hoa em thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. Cách tiến hành: B. Khám phá và luyện tập 1. Đọc Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của hoa mai vàng – loài hoa tiêu biểu cho Tết ở miền Nam; biết liên hệ bản thân: Yêu quý thiên nhiên tươi đẹp. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV đọc mẫu, giọng thong thả, chậm rãi. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó: phô, mượt mà, chùm, uyển chuyển, rập rờn,… Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn và yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: phô (để lộ ra), đơm (nảy ra từ trong cơ thể thực vật),… Bước 2: Hoạt động theo cặp - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Hoa mai và hoa đào có đặc điểm gì giống nhau?
+ Câu 2: Hoa mai khác hoa đào ở những điểm nào?
+ Câu 3: Chọn từ ngữ phù hợp với mỗi hình ảnh. + Câu 4: Em thích đặc điểm nào ở hoa mai? Vì sao? Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số nhóm trình bày câu trả lời. Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét. - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ bản thân: Yêu quý thiên nhiên tươi đẹp. Hoạt động 3: Luyện đọc lại Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - GV đọc lại đoạn từ Hoa mai cũng có năm cánh đến mượt mà. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm nhỏ đoạn từ Hoa mai cũng có năm cánh đến mượt mà. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc trước lớp đoạn từ Hoa mai cũng có năm cánh đến mượt mà. - GV mời một số HS khá, giỏi đọc cả bài. 2. Viết Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được ao/oa; ch/tr, ich/it. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Nghe – viết Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về nội dung. - GV hướng dẫn và yêu cầu HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo, VD: xòe, hoa; hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: phô, ngời, mịn màng,... - GV nhắc HS cách trình bày bài viết. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV đọc từng cụm từ để HS viết vào vở VBT. Bước 3: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi. Bước 4: Hoạt động cả lớp - GV nhận xét một số bài viết. Hoạt động 2: Luyện tập chính tả - Phân biệt ao/oa Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và yêu cầu của BT 2b.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm nhỏ: đọc câu đố, giải câu đố. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS so sánh vần ao và vần oa.
- GV yêu cầu HS tìm thêm từ ngữ chứa tiếng có vần ao hoặc vần oa, đặt câu với từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét. Hoạt động 3: Luyện tập chính tả - Phân biệt ch/tr, ich/it Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu BT 2c.
Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS chọn BT ch/tr hoặc ich/it và đặt câu với từ cho trước. - GV yêu cầu HS viết các câu đặt được vào VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét. Tiết 3, 4 3. Luyện tập Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về thiên nhiên (từ ngữ chỉ màu sắc). Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi, tìm từ ngữ phù hợp.
Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét. - GV nhận xét. 4. Luyện câu Mục tiêu: Đặt được câu có từ ngữ chỉ màu sắc của cây cối hoặc con vật. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4.
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS đặt câu theo yêu cầu trong nhóm đôi.
Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu. - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS viết vào VBT 2 câu có từ ngữ chỉ màu sắc của cây cối hoặc con vật. - GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn. 5. Kể chuyện (Nghe – kể) Mục tiêu: Nghe – kể được từng đoạn của câu chuyện Sự tích cá thờn bơn theo tranh và từ ngữ gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Nghe kể chuyện - GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện. - GV kể chuyện lần thứ nhất để kiểm tra phán đoán. GV vừa kể vừa dùng các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán, trí tò mò nhằm thu hút sự tập trung chú ý của HS.
- GV yêu cầu HS trao đổi về phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện. - GV kể chuyện lần hai kết hợp quan sát tranh minh họa để minh họa ghi nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện. Hoạt động 2: Kể từng đoạn câu chuyện Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS quan sát tranh và cụm từ gợi ý để kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm nhỏ. GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể, phân biệt giọng các nhân vật. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp. GV yêu cầu cả lớp nhận xét. - GV nhận xét phần kể chuyện. Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện - GV yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi. - GV mời một số HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. GV yêu cầu cả lớp nhận xét. - GV nhận xét phần kể chuyện. - GV yêu cầu HS nói về nhân vật em thích, giải thích lí do, trao đổi về nội dung câu chuyện.
- GV trao đổi thêm về nhân vật cá thờn bơn đáng ghét, đáng giận hay cũng đáng để thấu hiểu? - GV chốt: Ai cũng muốn mình giỏi và được công nhận. Khi người khác đạt được điều mình hằng ao ước, ta rất dễ sinh lòng đố kỵ. Lúc ấy ta phải tỉnh táo nhìn nhận lại sự nỗ lực của người khác và bản thân mình. Tiết 5, 6 6. Luyện tập thuật việc được tham gia Mục tiêu: Viết được 4 – 5 câu thuật việc được tham gia theo gợi ý. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Nói về việc được tham gia Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 6a.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và đọc gợi ý: Trong tranh là hình hai bạn nhỏ đang làm những việc mà mình thích. Bạn nam trong tranh bên trái đang tưới nước cho cây hoa hướng dương. Bạn nữ trong tranh bên phải đang gấp quần áo cất vào tủ. Trước hết, để tưới cây, bạn nam đi lấy nước vào vòi tưới. Tiếp đến bạn đem vòi nước đến chỗ cây hoa hướng dương. Rồi bạn tưới nước. Sau cùng bạn cất vòi tưới và đợi cho hoa hướng dương nở. Còn bạn nữ, trước hết bạn đi lấy quần áo đã phơi khô vào trong nhà. Tiếp đến bạn gấp quần áo. Rồi bạn cho quần áo đã gấp vào tủ. Sau cùng, bạn đóng tủ lại. Vậy là đã xong rồi! Tương tự như thế, dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, em hãy tập nói về việc làm mà mình thích. - GV đặt câu hỏi: Em thích làm những việc gì?. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS nói miệng về một việc làm em thích trong nhóm đôi. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS nói trước lớp. GV yêu cầu cả lớp nhận xét. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Viết về việc được tham gia Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 6b. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết nội dung đã nói vào VBT. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS đọc bài trước lớp. GV yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét. - GV nhận xét. C. Vận dụng 1. Đọc mở rộng Mục tiêu: Chia sẻ được một bài đã đọc về thiên nhiên. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Chia sẻ một bài đã đọc về thiên nhiên Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 1a. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên bài đọc, tác giả, cảm xúc, thông tin,… Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS chia sẻ trước lớp. GV yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc sách (trong VBT) Bước 1: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả, cảm xúc, thông tin,… Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp. GV yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. 2. Kể tên con vật theo gợi ý Mục tiêu: Kể được tên các con vật theo gợi ý. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 2: Kể tên các con vật em biết theo gợi ý: biết bay, biết bơi, chạy nhanh. - GV chia lớp thành 3 đội, tổ chức trò chơi bắt thăm thẻ con vật để để kể tên nhanh.
- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn về điều em thích ở các con vật đã kể tên. - GV tổng kết trò chơi. |
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn.
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- HS lắng nghe hướng dẫn, giải thích nghĩa của một số từ khó.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Hoa mai và hoa đào đều là hai loài hoa có một vẻ đẹp độc đáo và bền bỉ sức sống, lâu tàn, tượng cho ngày Tết, cũng có nưm cánh như hoa đào. + Câu 2: Hoa mai khác hoa đào ở những điểm: § Hoa mai tượng trưng, tiêu biểu cho tết ở miền Nam. § Cánh hoa mai to hơn hoa đào một chút. § Những nụ mai ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai phô vàng. § Trổ từng bông thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Cành mai uyển chuyển hơn cành đào. + Câu 3: § Nụ mai: xanh ngọc bích. § Hoa mai: mịn màng như lụa. § Cành mai: uyển chuyển.
+ Câu 4: HS trả lời theo sở thích cá nhân.
- Một số nhóm trình bày câu trả lời. Cả lớp nhận xét. - HS nghe GV nhận xét. - HS nêu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của hoa mai vàng – loài hoa tiêu biểu cho Tết ở miền Nam. - HS liên hệ bản thân.
- HS nêu cách hiểu nội dung, xác định giọng đọc.
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc trong nhóm nhỏ.
- HS đọc trước lớp. Các HS còn lại lắng nghe.
- HS đọc trước lớp. Các HS còn lại lắng nghe.
- HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về nội dung. - HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai.
- HS chú ý, lắng nghe.
- HS nghe – viết.
- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Giải các câu đố, biết rằng lời giải đố chứa tiếng có vần ao hoặc vần oa.
- HS thảo luận nhóm, đọc và giải câu đố: hoa loa kèn, hoa mào gà.
- HS so sánh vần ao và vần oa: + Giống nhau: đều cđược cấu tạo nên từ 2 âm a và o. + Khác nhau: Thứ tự sắp xếp của chữ cái khác nhau, âm khác nhau. Âm ao kết thúc khẩu hình khép lại, âm oa kết thúc khẩu hình mở ra. - HS tìm thêm từ ngữ chứa tiếng có vần ao hoặc vần oa, đặt câu với từ ngữ tìm được. VD: + Từ ngữ: § Ao hồ, ngôi sao, chiều cao,... § Hòa bình, khóc òa, sáng lòa,... + Đặt câu: § Buổi tối, em rất thích ngắm những ngôi sao trên trời. § Buổi sáng, mặt trời chiếu qua cửa sổ phòng em sáng lòa. - HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc, xác định yêu cầu BT: Đặt câu để phân biệt các cặp từ: § chẻ - trẻ § chông – trông § ích – ít § tích – tít
- HS chọn BT ch/tr hoặc ich/it và đặt câu với từ cho trước. - HS viết các câu đặt được vào VBT. VD: § Bác nông dân đang chẻ củi. § Chị ấy còn rất trẻ. § Những chông gai, thử thách ấy là để chúng ta vượt qua. § Em ở nhà trông em giúp mẹ. § Trồng cây đem lại lợi ích. § Cô ấy ăn rất ít. § Kiến tha lâu cũng đầy tổ nói về việc tích tiểu thành đại § Bé cười tít mắt.
- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp nhận xét. - HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Tìm từ ngữ chỉ màu sắc.
- HS trao đổi nhóm đôi, tìm từ ngữ phù hợp: 3a. Từ ngữ chỉ màu sắc: - Nâu đất. - Xanh lá. - Đỏ son. 3b. Tìm thêm 3 – 4 từ ngữ chỉ màu sắc: Xanh à xanh ngắt, xanh biếc, xanh thăm thẳm. - Đỏ à đỏ rực, đỏ lỏm, đỏ chót.
- Một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét. - HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Đặt 2 câu có từ ngữ chỉ màu sắc của cây cối hoặc con vật. - HS quan sát mẫu theo hướng dẫn của GV. - HS hoạt động nhóm đôi, đặt câu. VD: § Lá bàng khô có màu đỏ. § Cây xương rồng màu xanh. § Gấu trúc có bộ lông màu trắng và đen. § Những lá trúc mà gấu trúc ăn có màu xanh biếc.
- Một số HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu. - HS lắng nghe. - HS viết vào VBT 2 câu có từ ngữ chỉ màu sắc của cây cối hoặc con vật.
- HS tự đánh giá.
- HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện.
- HS lắng nghe, phán đoán.
- HS trao đổi về phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh và cụm từ gợi ý để kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn và hoạt động trong nhóm nhỏ.
- Một số nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp. Cả lớp nhận xét. - HS lắng nghe.
- HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi. - Một số HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét. - HS nói về nhân vật em thích, giải thích lí do, trao đổi về nội dung câu chuyện. VD: Em thích nhân vật cá mòi, vì mòi bơi giỏi và được mọi người ủng hộ./ Em thích ông trời vì ông trời đã trừng trị để thờn bơn không còn tị nạnh với người khác.
- HS trao đổi, lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Nói 4 – 5 câu về một việc làm mà em thích theo gợi ý. - HS nghe GV hướng dẫn, quan sát tranh.
- HS trả lời.
- HS nói miệng về một việc làm em thích trong nhóm đôi.
- Một số HS nói trước lớp. Cả lớp nhận xét. - HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Viết 5 – 6 câu về nội dung em vừa nói.
- HS viết vào VBT.
- Một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe và nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Đọc một bài đọc về thiên nhiên, chia sẻ về bài đọc. - HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên bài đọc, tác giả, cảm xúc, thông tin,…
- Một số HS chia sẻ trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS viết vào Phiếu đọc sách.
- Một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS chơi trò chơi, kể tên các con vật. VD: + Biết bay: các loài chim, bướm, ong,… + Biết bơi: các loài cá, rùa, tôm, sao biển,… + Chạy nhanh: sóc, thỏ. - HS chia sẻ với bạn về điều em thích ở các con vật đã kể tên. - HS lắng nghe GV tổng kết trò chơi. |