Giáo án Địa lý 10 bài 9: Tác động của ngoại lực lên địa hình bề mặt trái đất (Tiếp theo)
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 9: Tác động của ngoại lực lên địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo). Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.
BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Biết được tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
2. Kĩ năng:
- Quan sát và nhận xét tác động của quá trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến địa hình bề mặt trái đất qua tranh ảnh, hình vẽ, băng hình…
3.Về thái độ:
- Nhận thức được đặc điểm địa hình bề mặt Trái Đất .
- Biết được sự tác động của ngoại lực tới địa hình bề mặt Trái Đất làm biến đổi môi trường và có thái độ đúng đắn với việc sử dụng , bảo vệ môi trường.
4. Định hướng các năng lực được hình thành.
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Khai thác thông tin từ tranh ảnh SGK
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu học tập số 1:
Quá trình vận chuyển
Quá trình vận chuyển là gì?
Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Có các hình thức vận chuyển nào?
Phiếu học tập số 2:
Quá trình bồi tụ
Quá trình bồi tụ là gì?
Quá trình bồi tụ phụ thuộc vào các nhân tố nào?
Có các hình thức bồi tụ nào?
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk, bút, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Trình bày về quá trình phong hóa lí học?
Câu 2: Trình bày về quá trình phong hóa hóa học?
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã hoc ở chương trình địa li lớp 6, 9 kết hợp với hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi sau: Theo em đồng bằng sông Cửu Long được hình thành như thế nào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
Bước 3. HS quan sát, liệt kê, suy luận sau đó GV gọi một số HS trả lời.
Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, phân tích từng giai đoạn trong quá trình hình thành đồng bằng để dẫn dắt HS vào bài học mới.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu Quá trình bóc mòn
1. Mục tiêu:
- Biết được tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
- Quan sát và nhận xét tác động của quá trình bóc mòn qua tranh ảnh, hình vẽ.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp/ thảo luân.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/Cá nhân/cặp đôi.
4. Phương tiện dạy học: SGK, hình 9.4.
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- GV: Yêu cầu HS dựa vào hình 9.4 (Sgk – 35) xói mòn đất do dòng chảy tạm thời và nội dung Sgk phần 2, em hãy cho biết quá trình bóc mòn là gì?
- HS dựa vào hình 9.4, nội dung Sgk phần 2 để trả lời câu hỏi.
- GV chuẩn kiến thức.
- GV: Yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK để nhận biết một số dạng địa hình được hình thành qua quá trình bóc mòn.
- GV: Yêu cầu HS cho quan sát các hình 9.4, 9.5, 9.6 và đọc nội dung trong SGK, thảo luận cặp đỂ trả lời các câu hỏi sau:
+ Vì sao cùng 1 tác nhân là nước lại tạo thành các dạng địa hình khác nhau?
+ Dựa vào hình 9.5, em hãy cho biết nấm đá được hình thành như thế nào?
+ Dựa vào hình 9.6 và sơ đồ, em hãy mô tả quá trình tạo thành vách biển và bậc thềm sóng vỗ?
- HS quan sát các hình trong SGK để nhận biết.
- HS cho quan sát các hình 9.4, 9.5, 9.6 và đọc nội dung trong SGK, thảo luận cặp để trả lời các câu hỏi
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV chuẩn kiến thức và mở rộng: Phi o là địa hình hình thành do tác động của băng hà. Địa hình hình thành do tác động của băng hà gọi là địa hình băng hà hay địa hình băng tích 2. Quá trình bóc mòn
* K/n: Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, gió, băng hà) làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu.
* Tác nhân và kết quả:
- Nước chảy: Khe rãnh nông, khe rãnh xói mòn, thung lũng sông suối.
- Gió: Hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rổ tổ ong, các bề mặt đá mài nhẵn, ngọn đá sót hình nấm
- Sóng biển: Vách biển, hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ.
- Băng hà: Vịnh biển (Phi o), cao nguyên băng hà.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình vận chuyển và quá trình bồi tụ.
1. Mục tiêu:
- Biết được tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
- Quan sát và nhận xét tác động của quá trình vận chuyển, bồi tụ đến địa hình bề mặt trái đất qua tranh ảnh, hình vẽ.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận, báo cáo.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: nhóm
4. Phương tiện dạy học: SGK, phiếu học tập
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS đọc mục 2,3 kết hợp kiến thức trong SGK, kiến thức của bản thân và phiếu học tập cùng với để trả lời hoàn thiện các câu hỏi sau:
* Quá trình vận chuyển.
- Quá trình vận chuyển là gì?
- Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc vào các yếu tố nào?
- Có các hình thức vận chuyển nào?
* Qúa trình bồi tụ
- Quá trình bồi tụ là gì?
- Quá trình bồi tụ phụ thuộc vào các nhân tố nào?
- Có các hình thức bồi tụ nào?
- HS đọc mục 2,3 kết hợp kiến thức trong SGK, kiến thức của bản thân và phiếu học tập cùng với để trả lời hoàn thiện các câu hỏi.
- Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ Nhóm 1: báo cáo quá trình vận chuyển.
+ Nhóm 2: báo cáo quá trình bồi tụ.
- HS thành lập nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký, thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công.
- GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động.
- Báo cáo kết quả và thảo luận.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- HS các nhóm cử đại diện trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức.
GV lấy ví dụ để làm rỏ khái niệm bồi tụ, chẳng hạn khi động năng của dòng chảy giảm dần, không đủ khả năng để vận chuyển dòng chảy rắn thì một bộ phận phù sa, trước hết là vật liệu thô (đá cứng, cuội, sỏi, cát…) sẽ tách khỏi dòng chảy và ở lại trên mặt đáy. Đó là quá trình tích tụ. Khi động năng và tốc độ dòng chảy giảm đột ngột (do tốc độ giảm ở nơi chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng) thì các vật liệu phù sa sẽ tích tụ tạo ra những nón phóng vật hoặc tam giác châu. 3. Quá trình vận chuyển.
- Vận chuyển: là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
- Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc:
+ Động năng quá trình ngoại lực
+ Trọng lượng và kích thước vật liệu.
+ Đặc điểm tự nhiên.
- Hình thức:
+ Cuốn đi nhờ động năng của ngoại lực.
+ Lăn trên đất dốc nhờ P vật liệu.
4. Quá trình bồi tụ.
- Bồi tụ: là quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ.
- Quá trình bồi tụ phụ thuộc vào động năng các nhân tố ngoại lực.
- Có hai hình thức bồi tụ:
+ Vật liệu tích tụ dần trên đường đi theo thứ tự giảm dần kích thước và trọng lượng.
+ Vật liệu tích tụ và phân lớp theo trọng lượng.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoàn thành phiếu học tập sau:
Câu 1: Hiện tượng xâm thực mài mòn do sóng biển không tạo nên dạng địa hình như:
A. hàm ếch sóng vỗ. B. vách biển. C. cửa sông. D. bậc thềm song vỗ.
Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây không phụ thuộc quá trình vận chuyển do ngoại lực:
A. Gió cuốn các hạt các đi xa.
B. Dòng sông vận chuyển phù xa.
C. Dung nham phun ra từ miệng núi lửa khi núi lửa hoạt động.
D. Hiện tượng trượt đất xãy ra ở miền núi sau những trận mưa lớn.
Câu 3: Bồi tụ được hiểu là quá trình:
A. Tích tụ các vật liệu phá huỷ.
B. Nén ép các vật liệu dưới tác dụng của hiện tượng uốn nếp.
C. Tích tụ các vật liệu trong lòng đất.
D. Tạo ra các mỏ khoáng sản.
Câu 4: Địa hình do nước chảy trên bề mặt tạo thành các rãnh nông, các khe rãnh xói mòn, các thung lũng sông, suối,… được gọi là
A. địa hình thổi mòn. B. địa hình khoét mòn. C. địa hình mài mòn. D. địa hình xâm thực.
Câu 5: Nội lực và ngoại lực là hai lực
A. cùng chiều nhau, có vai trò như nhau trong việc tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
B. ngược chiều nhau, ít có vai trò trong việc hình thành các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
C. cùng chiều nhau, làm cho địa hình Trái Đất ngày càng cao hơn.
D. đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
Câu 6: Các cánh đồng giữa núi của nước ta ở Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình được hình thành do quá trình
A. xâm thực bởi băng hà. B. xâm thực bởi nước chảy trên mặt.
C. sự vận động nâng lên của địa hình hai bên. D. thổi mòn do gió.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Hệ thống lại các tác động ngoại lực bằng sơ đồ tư duy.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG
- Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk.
- Xác định vị trí của một số dãy núi lớn trên Trái Đất.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 10
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 9: Tác động của ngoại lực lên địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo), giáo án chi tiết bài 9: Tác động của ngoại lực lên địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo), giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài 9: Tác động của ngoại lực lên địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo), giáo án 5 bước bài 9: Tác động của ngoại lực lên địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo), giáo án 5 hoạt động địa lý 10