Giáo án Địa lý 10 bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái đất
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái đất. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.
Bài 19: SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
+ Biết được tên một số kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính. Phân biệt được các kiểu thảm thực vật.
+ Nắm được các quy luật phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất chính trên Trái Đất.
2. Kĩ năng
+ Phân tích lược đồ, sơ đồ.
+ Kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình….
+ Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết được các kiểu thảm thực vật và các loại đất chính; giải thích nguyên nhân của sự phân bố đó.
3. Thái độ.
- Nhận biết sơ bộ được các loại đất và thảm thực vật ở địa phương và mối quan hệ giữa khí hậu, đất và thực vật.
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, đọc hiểu, tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; Sử dụng bảng số liệu.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Đối với giáo viên
+ Bản đồ các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên Trái Đất.
+ Tranh ảnh về các kiểu thảm thực vật.
2. Đối với học sinh
- Sách giáo khoa Địa lí 10.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1:-HS bằng hiểu biết thực tế của mình, hãy trả lời các câu hỏi sau:
+ Ở địa phương e trồng chủ yếu là cây gì?
+ Ở địa phương e có những loại đất gì?
+ Vì sao cây đó lại được trồng trên đất đó?
+ Mô tả đặc điểm khí hậu ở nơi em sinh sống?
+ Thời gian thực hiện: 2 phút.
- Bước 2: HS làm việc cá nhân thời gian 2 phút sau đó báo cáo. (GV theo dõi thái độ làm việc của HS)
- Bước 3: GV nhóm các ý trả lời. Sau đó dẫn dắt vào bài mới: Chúng ta đặt ra vấn đề rằng tại sao người ta không đem cây lúa lên đồi núi trồng cho được nhiều diện tích, hay tại sao không tận dụng luôn đất dưới đồng bằng để phát triển cây keo lai? Như vậy mỗi kiểu khí hậu sẽ tương ứng với một nhóm đất và một kiểu thảm thực vật- Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và giải đáp những vấn đề đó.
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái niệm thảm thực vật.
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Hiểu được thế nào là thảm thực vật và quy luật thay đổi của thảm thực vật.
- Kĩ năng: HS hiểu được vì sao có sự thay đổi của thảm thực vật theo vĩ độ và theo độ cao địa hình.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm nhỏ
3. Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1:
- HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết trả lời câu hỏi: Thảm thực vật là gì?
- HS dựa vào SGK để trả lời câu hỏi.
Bước 2:
- Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK, hiểu biết bản thân:
- Xác định vị trí phân bố của các thảm thực vật và đất trên lược đồ.
- Ở mỗi đới tự nhiên hãy xác định
+ Kiểu khí hậu
+ Kiểu thảm tv chủ yếu
+ Nhóm đất chính.
+ Phân bố
- HS dựa vào kiến thức SGK, hiểu biết bản thân để trả lời câu hỏi.
Bước 3:
- Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ Nhóm 1: đới đài nguyên.
+ Nhóm 2: đới ôn đới.
+ Nhóm 3: đới cận nhiệt
+ Nhóm 4: đới nhiệt đới
- HS thành lập nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký.
- GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động.
- Báo cáo kết quả và thảo luận.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- HS cử đại diện trình bày kết quả
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức.
(Bảng)
Đới tự nhiên Kiểu
khí hậu Kiểu thảm
tv chủ yếu Nhóm
đất
chính Phân bố
Đài nguyên Cận cực lục địa Rêu, địa y Đài nguyên - 600 trở lên,
ở rìa Bắc Âu- Á,
Bắc Mỹ
Ôn đới - ôn đới lục địa lạnh.
- ôn đới hải dương.
- ôn đới lục địa - Rừng lá kim.
- Rừng lá rộng Và hỗn hợp
-Thảo nguyên. - Pôtdôn
- Nâu xám
- Đen - Bắc Âu - Á, Bắc Mỹ
- Tây Âu, Trung Âu, Đông Bắc Mỹ
Cận nhiệt -Cận nhiệt gió mùa
-Cận nhiệt Địa Trung Hải
-Cận nhiệt lục địa. - Rừng cận nhiệt ẩm
-Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt
-Hoang mạc, bán hoang mạc. - Đỏ vàng
- Đỏ nâu
- Xám - Âu - á, Bắc Mỹ, Nam Âu, Tây Hoa Kì
- Bắc Phi, Tây á,
Đông Nam, Tây Nam, Ôxtrâylia.
Nhiệt đới - Nhiệt đới lục địa
- Nhiệt đới gió mùa
- Xích đạo - Xavan
- Rừng nhiệt đới ẩm
- Rừng xích đạo - Xám
- Đỏ vàng
-Đỏ vàng - Trung Phi, Tây Phi, Trung Nam Mỹ. Đông Nam á, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ.
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Hiểu được sự phân bố sinh vật và đất trong tự nhiên chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu, vì vậy mỗi kiểu khí hậu sẽ có kiểu thảm thực vật và nhóm đất tương ứng.
- Kĩ năng: HS khai thác kiến thức từ SGK theo yêu cầu của GV. Liên hệ thực tế về MQH giữa các kiểu khí hậu, thảm thực vật và nhóm đất chính.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Hoạt động nhóm lớn ( 6 nhóm)
3. Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- GV: yêu cầu HS quan sát hình 19.11 thảo luận cặp để trả lời các câu hỏi sau:
- Xác định các vành đai thực vật từ chân núi đến đỉnh núi.
- Nguyên nhân của sự thay đổi đó.
- HS quan sát hình 19.11 và dựa vào SGK để trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả và thảo luận.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- HS cử đại diện trình bày kết quả
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức. II. Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao
- Các vành đai thực vật và đất thay đổi từ chân núi
- Vành đai thực vật và đất ở sườn núi phía Tây dãy Cáp-ca
Độ cao(m) Vành đai TV Đất
0- 500
500- 1200
1200- 1600
1600- 2000
2000- 2800
> 2800 Rừng sồi
Rừng dẻ
Rừng lãnh sam
Đồng cỏ núi
Địa y và cây bụi Đất đỏ cận nhiệt
Đất nâu
Đất pôtdôn núi
Đất đồng cỏ núi
Đất đá
Băng tuyết
- Nguyên nhân: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo độ cao dẫn đến sự thay đổi các thảm thực vật và đất.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao.
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Hiểu được ở vùng núi, khí hậu có sự thay đổi theo độ cao, chính sự thay đổi về nhiệt và ẩm khi lên cao đã tạo nên các vành đai thực vật và đất theo độ cao.
- Kĩ năng: HS khai thác kiến thức từ SGK theo yêu cầu của GV. Liên hệ thực tế về sự phân hóa các kiểu khí hậu, thảm thực vật và nhóm đất chính theo độ cao.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Hoạt động cá nhân.
3. Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Giao nhiệm vụ:
+ GV: yêu cầu HS quan sát hình 19.11 trả lời các câu hỏi sau:
- Xác định các vành đai thực vật từ chân núi đến đỉnh núi?
- Nguyên nhân của sự thay đổi đó?
HS nhận nhiệm vụ: HS trả lời
+ HS làm việc cá nhân theo hướng dẫn của GV trong 2 phút sau đó trả lời các câu hỏi.
+ HS: bổ sung ý kiến.
Đánh giá và chốt kiến thức: GV đặt một số câu hỏi để chuẩn kiến thức. III. Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao
-Các vành đai thực vật và đất thay đổi từ chân núi
-Vành đai thực vật và đất ở sườn núi phía Tây dãy Cáp-ca (xem bảng phụ lục)
- Nguyên nhân: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo độ cao dẫn đến sự thay đổi các thảm thực vật và đất.
3.4. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
- GV phát phiếu học tập
Câu 1: Nêu nguyên nhân dẫn tới sự phân bố các thảm thực vật và đất theo vĩ độ. Cho ví dụ chứng minh.
Câu 2: Kiểu thảm thực vật đài nguyên được phân bố ở kiểu khí hậu:
a. Ôn đới khô b. Ôn đới ẩm
c. Cận cực d. Cận cực lục địa
Câu 3: Khí hậu ôn đới lục địa thường phân bố loại đất sau:
a. Nâu xám b. Đen
c. Pốtzôn d. Nâu và đỏ
Câu 4: Khí hậu ôn đới lục địa nửa khô hạn tương ứng với thảm thực vật
a. Rừng cây bụi, cứng b. Rừng lá kim
c. Thảo nguyên d. Rừng hỗn hợp
Câu 5: Khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải tương ứng với thảm thực vật
a. Thảo nguyên b. Rừng cây bụi lá cứng
c. Savan d. Bán hoang mạc
Câu 6: Kiểu khí hậu cận xích đạo gió mùa tương ứng với thảm thực vật
a. Thảo nguyên b. Savan
c. Rừng lá kim d. Rừng lá rộng xanh quanh năm
Câu 7: Vùng núi của vùng nhiệt đới, ở độ cao1500m so với mặt biển tương ứng với thảm thực vật
a. Rừng lá rộng b. Thảo nguyên
c. Rừng lá kim d. Đài nguyên
- HS nhận nhiệm vụ: HS làm việc tại lớp.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Dựa vào các hình 19.1, 19.2 (trang 70 SGK Địa lý 10) và kiến thức đã học, em hãy cho biết: Thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi những vĩ tuyến nào? Những châu lục nào có chúng? Tại sao?
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG
- Chuẩn bị nội dung bài 20.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 10
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái đất, giáo án chi tiết bài bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái đất, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái đất, giáo án 5 bước bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái đất, giáo án 5 hoạt động địa lý 10