Giáo án địa lý 10 bài 24: Phân bố dân cư các loại hình quần cư

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 24: Phân bố dân cư các loại hình quần cư. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

BÀI 24: PHÂN BỐ DÂN CƯ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA I. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm phân bố dân cư, giải thích được đặc điểm phân bố dân cư theo không gian, thời gian. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư - Trình bày được đặc điểm của đô thị hóa, những mặt tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, sơ đồ, lược đồ và bảng số liệu về tình hình phân bố dân cư, các hình thái quần cư và dân cư thành thị. 3.Về thái độ: - Có nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện các biện pháp, chính sách dân số của quốc gia và địa phương 4. Định hướng các năng lực được hình thành. - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: đồ dùng dạy học 2. Chuẩn bị của học sinh : Sgk, bút, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Hãy mô tả và nêu đặc trưng cơ bản của dân số qua từng kiểu tháp tuổi 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cho học sinh quan sát một số bản đồ trong Alat Địa Lí Việt Nam, sau đó giới thiệu một số bản đồ với các nội dung khác nhau. Dựa vào những bản đồ được quan sát hãy kể tên các hình ảnh thấy được trên bản đồ? Những hình ảnh đó tương ứng với đối tượng nào được thể hiện trên bản đồ? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. Bước 3. HS quan sát, liệt kê, suy luận sau đó GV gọi một số HS trả lời. Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu Sự phân bố dân cư 1. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm phân bố dân cư, giải thích được đặc điểm phân bố dân cư theo không gian, thời gian. - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư - Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, sơ đồ, lược đồ và bảng số liệu về tình hình phân bố dân cư. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp/nhóm 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân/nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, bảng số liệu. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: - GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đọc mục 1 tìm hiểu khái niệm phân bố dân cư và mật độ dân số. - HS đọc mục I SGK trả lời câu hỏi. - GV: chuẩn kiến thức - Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK, hiểu biết cá nhân, bảng số 24.2, 24.1 hoàn thành các nội dung sau + Đọc mục 2.a, kết hợp với bảng số liệu tìm hiểu về mật độ dân số trung bình thế giới thế giới? + Ng/c bảng số liệu 24.2, 24.1: nêu sự thay đổi về tỉ trọng phân bố dân cư trên thế giới thời kì 1650-2005. + Đọc mục 3: phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư. - HS dựa vào kiến thức SGK, hiểu biết cá nhân, bảng số 24.2, 24.1 hoàn thành các nội dung. Bước 2: - Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm + Nhóm 1,4: Trình bày nhóm câu hỏi 1. + Nhóm 2,5: Trình bày nhóm câu hỏi 2. + Nhóm 3,6: Trình bày nhóm câu hỏi 3. - HS thành lập nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký, các nhóm tiến hành thảo luận. - GV theo dõi các nhóm hoạt động. - Báo cáo kết quả và thảo luận. - HS các nhóm cử đại diện trả lời, các nhóm khác nhận xét. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức. I-Sự phân bố dân cư 1.Khái niệm: - Phân bố dân cư: Là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội. - Mật độ dân số(người/ km2 ) 2. Đặc điểm phân bố dân cư thế giới - Mật độ dân số trung bình trên thế giới là 48 người /km2. - Dân cư trên thế giới phân bố không đều. - Các khu vực trung đông dân như: Tây âu, Nam âu, Ca - ri - bê, Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á... - Các khu vực thưa dân là châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Nam Mỹ,Trung Phi, Bắc Phi.. - Dân cư thế giới có sự biến động theo thời gian (thể hiện ở sự thay đổi tỷ trọng dân cư của các châu lục giai đoạn 1650-2000) . 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư + Các nhân tố tự nhiên: Khí hậu, nước, địa hình đất, khoáng sản. + Các nhân tố kinh tế - xã hội: phương thức sản xuất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế...=> quyết định sự phân bố dân cư II. Các loại hình quần cư. ( Giảm tải) Hoạt động 2: Tìm hiểu Đô thị hóa 1. Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm của đô thị hóa, những mặt tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa - Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu về dân cư thành thị. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp/nhóm 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân/cặp 4. Phương tiện dạy học: SGK, bảng số liệu. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: - GV: yêu cầu HS đọc mục 1, 2 kết hợp với bảng số liệu 24.3 và lược đồ tỉ lệ dân thành thị thế giới để hoàn thành nội dung sau: + Khái niệm ĐTH + Nêu đặc điểm ĐTH, cho dẫn chứng chứng minh - HS quan sát bảng số liệu 24.3 và dựa vào SGK trao đổi để trả lời câu hỏi - GV: chuẩn kiến thức Bước 2: - GV yêu cầu HS bằng sự hiểu biết của bản thân, kết hợp với kiến thức đã học thảo luận cặp hãy nêu những ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường? - HS dựa vào SGK, hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi. - GV theo dõi các nhóm hoạt động. - Báo cáo kết quả và thảo luận. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức. III. Đô thị hóa 1. Khái niệm đô thị hóa (sgk) 2. Đặc điểm - Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh: từ 13,6% năm 1990 đến 2005 là 48%. - Dân cư tập trung vào các thành phố lớn, cực lớn - Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. 3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường - Tích cực: Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, thay đổi lại phân bố dân cư... - Tiêu cực: Đô thị hóa không xuất phát từ công nghiệp hóa, không phù hợp, cân đối với quá trình công nghiệp hóa  thiếu hụt lương thực, thiếu việc làm, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, ô nhiễm môi trường... 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) GV giao nhiệm vụ cho HS: - Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. - Dựa vào bảng số liệu Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn trên thế giới nhận xét tỉ lệ dân thành thị trên thế giới và nêu nguyên nhân? - Làm bài tập 3 trang 97 / sgk. b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà. c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG GV yêu cầu HS : - Tìm hiểu vấn đề đô thị hóa ở địa phương nơi em đang sinh sống - Nhận xét vè tình hình phân bố dân cư ở địa phương nơi em đang sinh sống 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG - Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk. - Tìm hiểu quy luật phân bố dân cư trên thế giới.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 10

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 24: Phân bố dân cư các loại hình quần cư, giáo án chi tiết bài 24: Phân bố dân cư các loại hình quần cư, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài 24: Phân bố dân cư các loại hình quần cư, giáo án 5 bước bài 24: Phân bố dân cư các loại hình quần cư, giáo án 5 hoạt động địa lý 10

Giải bài tập những môn khác