Giáo án Địa lý 10 bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

BÀI 27: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp - Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội tới phát triển và phân bố nông nghiệp - N được một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chủ yếu: Trang trại, thể tổng hợp nông nghiệp và vùng nông nghiệp 2. Kĩ năng: - Biết phân tích và nhận xét những đặc điểm phát triển, những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của 1 địa phương đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp 3.Về thái độ: - Tham gia tích cực và ủng hộ những chính sách phát triển nông nghiệp và những hình thức TCLHNN cụ thể ở địa phương. 4. Định hướng các năng lực được hình thành. - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng sơ đồ, liên hệ thực tế. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: đồ dùng dạy học 2. Chuẩn bị của học sinh : Sgk, bút, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Tiết 1: Câu hỏi: Phân biệt các nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế? Tiết 2: Câu hỏi: Trình bày vai trò và đặc điểm của ngành nông nghiệp? 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi sau: Việt Nam có thể trồng được các loại cây trồng nào? Theo em vì sao Việt Nam có các điều kiện để phát triển được các loại cây trồng đó? Bước 2. HS liệt kê, suy luận, giải thích sau đó GV gọi một số HS trả lời. Bước 3. GV đánh giá kết quả của HS và dẫn dắt HS vào bài học mới. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp. 1. Mục tiêu: Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân. 4. Phương tiện dạy học: SGK. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: - GV: Yêu cầu HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi: - Nêu vai trò của ngành nông nghiệp. - Tại sao đối với nhiều nước đang phát triển, đông dân, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu. - HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi GV chuẩn kiến thức Bước 2: - GV: Yêu cầu HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết trình bày đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. - HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết trình bày đặc điểm của sản xuất nông nghiệp GV chuẩn kiến thức. I. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp. 1. Vai trò - Vai trò quan trọng, không thay thế được. - Cung cấp lương thực thực phẩm. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. - Nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ. 2. Đặc điểm: a. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thay thế được (quan trọng nhất và không thể sản xuất nông nghiệp được nếu không có đất đai). b. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi. c. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ. d. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên. e. Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành hàng hóa Hoạt động 2: Tìm hiểu Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố nông nghiệp. 1. Mục tiêu: - Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội tới phát triển và phân bố nông nghiệp - Biết phân tích và nhận xét những đặc điểm phát triển, những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của 1 địa phương đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp/nhóm 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân/nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, sơ đồ. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: - Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK, sơ đồ và hiểu biết cá nhân, hoàn thành các nội dung sau: + Nhận tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển phân bố nông nghiệp thông qua những yếu tố nào? Cho ví dụ về các yêu tố? + Nhận thố kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển phân bố nông nghiệp thông qua những yếu tố nào? Cho ví dụ về các yếu tố? - HS dựa vào kiến thức SGK, sơ đồ và hiểu biết cá nhân, hoàn thành các nội dung. - Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 2 nhóm lớn, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm + Nhóm 1: phân tích yếu tố tự nhiên + Nhóm 2: phân tích yếu tố kinh tế - xã hội. - HS thành lập nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký, thảo luận nội dung được giao - GV theo dõi các nhóm hoạt động. - Báo cáo kết quả và thảo luận. - HS cử đại diện trình bày kết quả, các nhóm khác cử đại diện trả lời. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố nông nghiệp. 1. Nhân tố tự nhiên - Đất: Ảnh hưởng đến quy mô sản xuất, cơ cấu và phân bố cây trồng, vật nuôi, năng suất. - Khí hậu - nước: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, khả năng xen canh tăng vụ, tính ổn định hay bấp bênh của sản xuất nông nghiệp. - Sinh vật: Cơ sở tạo nên các giống cây trồng vật nuôi, cơ sở thức ăn cho gia súc, cơ cấu vật nuôi và sự phát triển chăn nuôi. 2. Nhân tố kinh tế - xã hội. - Dân cư – lao động: Ảnh hưởng đến cơ cấu và sự phân bố cây trồng, vật nuôi. - Sở hữu ruộng đất: Ảnh hưởng đến con đường phát triển nông nghiệp, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. - Tiến bộ khoa học - kỹ thuật: Giúp chủ động trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng. - Thị trường tiêu thụ: Ảnh hưởng đến giá cả nông sản, điều tiết sản xuất và hướng chuyên môn hóa. Hoạt động 3: Tìm hiểu Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. 1. Mục tiêu: - Biết được một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chủ yếu: Trang trại, thể tổng hợp nông nghiệp và vùng nông nghiệp 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp/nhóm 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân/cặp đôi. 4. Phương tiện dạy học: SGK, sơ đồ. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - GV: yêu cầu HS dựa vào kênh chữ SGK, vốn hiểu biết thảo luận cặp để trả lời các câu hỏi: - Vai trò của hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (TCLTNN) - Có mấy hình thức TCLTNN? GV kẻ bảng vị trí, vai trò, đặc điểm của các hình thức TCLTNN để hs điền vào đó những nội dung thích hợp. - HS dựa vào kênh chữ SGK, vốn hiểu biết thảo luận cặp để trả lời các câu hỏi. - GV theo dõi các nhóm hoạt động. - Báo cáo kết quả và thảo luận. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - Ở Việt Nam: + Hình thức trang trại phát triển đầu thập kỷ 90 có 120.000 trang trại các loại hình thức khác nhau. + Có các xí nghiệp nông nghiệp ở ngoại thành phục vụ trồng rau quả, cây thực phẩm... cung cấp cho dân cư thành phố. + Vùng nông nghiệp đồng bằng sông Hồng có đất phù sa, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, dân đông đúc, cơ sở chế biến hướng chuyên môn hoá: lúa, cây thực phẩm, chăn nuôi lợn... III. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. - Tạo ra những tiền đề cẩn thiết nhằm sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của các nước, các vùng, mang hiệu quả kinh tế cao. - Có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, 3 hình thức chủ yếu là: Trang trại nông nghiệp, thể tổng hợp nông nghiệp, vùng nông nghiệp. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Cho HS lên bảng vẽ lại sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp. - Trả lời các câu hỏi Câu 1. Tư liệu sản xuất của ngành nông nghiệp là A. Máy móc. C. Cây trồng. B. Vật nuôi. D. Đất đai. Câu 2. Trong sản xuất nông nghiệp cây trồng vật nuôi được coi là A. Tư liệu sản xuất. C. Đối tượng lao động. B. Cơ sở vật chất kĩ thuật. D. Công cụ lao động. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Câu 1: Địa phương có những ĐKTN nào thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Câu 2. Em hãy nêu ví dụ về các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta hiện nay? Câu 3: Địa phương em có những HTTC lãnh thổ nông nghiệp gì? 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG - Tại sao đối với nhiều nước đang phát triển, đông dân, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu? - Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk. - Tìm hiểu vai trò và một số loại cây lương thực

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 10

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, giáo án chi tiết bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, giáo án 5 bước bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, giáo án 5 hoạt động địa lý 10

Giải bài tập những môn khác