Giáo án Địa lý 10 bài 32: Địa lý các ngành công nghiệp (tiếp theo)
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 32: Địa lý các ngành công nghiệp (tiếp theo). Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.
Bài 32- ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP(tt)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được vai trò, đặc điểm sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp điện tử-tin học .
- Hiểu được vai trò của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói chung, công nghiệp dệt may nói riêng ; vai trò của ngành công nghiệp thực phẩm cũng như đặc điểm của chúng.
2. Kỹ năng:
- Phân biệt được các phân ngành của điện tử-tin học, cũng như công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm.
3. Thái độ
Nhận thức tầm quan trọng của ngành công nghiệp điện tử-tin học, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực giải quyết các vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ứng dụng CNTT.
- Năng lực tư duy, phân tích nhận xét lược đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Các hình ảnh về hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp điện tử -tin học, sản xuất hàng tiêu dùng Và công nghiệp thực phẩm.
- Một số hình ảnh về Công nghiệp điện tử -tin học, sản xuất hàng tiêu dùng Và công nghiệp thực phẩm phóng to.
- Máy chiếu và các phương tiện khác
2. Đối với học sinh
- Chuẩn bị sách giáo khoa và thực hiện các dự án giáo viên đã phân công
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- GV cho HS xem một số hình ảnh về hoạt động ngành Công nghiệp điện tử -tin học, Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm.
- Cho HS xem vieo sản xuất hàng tiêu dùng.
+ GV sử dụng nội dung HS vừa trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dẫn dắt nội dung vào bài học.
. Trong bài 32 Địa lí ngành công nghiệp (tiếp theo) phần ngành công nghiệp cơ khí và ngành công nghiệp hoá chất không học vì nằm trong phần giảm tải HS về nhà đọc thêm.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu Công nghiệp điện tử-tin học, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
1. Mục tiêu
- Tìm hiểu vai trò, phân ngành, tình hình sản xuất và phân bố các ngành Công nghiệp điện tử-tin học,công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
- Tại sao ngành điện tử-tin học được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia. Cho ví dụ để chứng minh.
- Nêu ý nghĩa xã hội và kinh tế của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng lược đồ, kênh hình, kênh chữ.
- Thảo luận nhóm
3. Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1: HĐ Nhóm( 4 phút) : GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ
Nhóm 1,2 : Ngành điện tử-tin học: Trình bày vai trò, phân ngành,tình hình sản xuất và phân bố ngành điện tử-tin học.
Bước 2: - Cả nhóm 1,2 nhận nhiệm vụ:
Bước 3: Hs tiến hành thảo luận.
Bước 4: Hs trình bày nhóm còn lại bổ sung và giáo viên chuẩn kiến thức, đánh giá kết quả Hs thực hiện
Câu hỏi dự phòng: GV đặt câu hỏi sau
+ Tại sao ngành điện tử-tin học được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia. Cho ví dụ để chứng minh.
+ Ngành điện tử -tin học đóng góp những gì cho cuộc sống xã hội và sự phát triển kinh tế? Cho ví dụ.
+ Xác định trên bản đồ các nước phát triển mạnh ngành điện tử-tin học
+ Liên hệ ngành điện tử -tin học ở Việt Nam.
- GV chuẩn kiến thức và HS ghi bài.
HĐ: Nhóm (4 phút)
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: Nhóm 2,3 : Ngành sản xuất hàng tiêu dùng: Trình bày vai trò, đặc điểm, tình hình sản xuất và phân bố ngành sản xuất hàng tiêu dùng
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ:
Bước 3: Cả nhóm 3,4 thảo luận
Bước 4: Hs trình bày nhóm còn lại bổ sung và giáo viên chuẩn kiến thức, đánh giá kết quả HS thực hiện
-Câu hỏi dự phòng: GV đặt câu hỏi sau :
+ Kể tên các sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xung quanh chúng ta
+ Nêu ý nghĩa xã hội và kinh tế của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
+ Đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có ý nghĩa đặc biệt như thế nào?
- GV chuẩn kiến thức và HS ghi bài. I. Công nghiệp điện tử-tin học
1. Vai trò: Là ngành công nghiệp muĩ nhọn của nhiều quốc gia, là thước đo trình độ phát triển kinh tế-xã hội.
2. Phân nghành:
-Máy tính
-Thiết bị điện tử, điện -Tử tiêu dùng
-Thiết bị viễn thông
3. Tình hình sản xuất:
- Chủ yếu phát triển mạnh ở các nước có trình độ khoa học –kĩ thuật cao
4. Phân bố:
Hoa Kì, Nhật Bản, các nước EU
II. Ngành sản xuất hàng tiêu dùng
1. Vai trò: Cung cấp các mặt hàng tiêu dùng phong phú cho xã hội
2. Đặc điểm: Vốn ít, quay vòng vốn nhanh, cần nhiều lao động, quy trình sản xuất đơn giản
3. tình hình sản xuất:
Gồm nhiều ngành :
- Dệt-may,da giày, sành sứ-thủy tinh, giấy-in-văn phòng phẩm
-Nhu cầu sử dụng lớn nên phát triển mạnh, sản phẩm đa dạng, chất lượng cao.
4.phân bố:
-Hoa Kì, Nhật Bản, EU, Trung Quốc…
Hoạt động 2: Tìm hiểu công nghiệp thực phẩm
1. Mục tiêu
- Tìm hiểu vai trò, phân ngành, tình hình sản xuất và phân bố các sản xuất ngành công nghiệp thực phẩm
- Cho biết ở Việt Nam ngành CN thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt như thế nào ?
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng lược đồ, kênh hình, kênh chữ.
- Hoạt động theo cặp.
3. Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIAÓ VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG
Bước 1: GV đặt câu hỏi cả lớp nhóm cặp theo bàn trao đổi và trình bày:
(3 phút)
Trình bày vai trò, đặc điểm, tình hình sản xuất và phân bố ngành sản xuất hàng tiêu dùng ?
Bước 2: HS nghiên cứu Sgk 129,130 để thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS tiến hành thảo luận.
Bước 4: GV gọi ngẫu nhiên nhóm bàn trình bày, học sinh còn lại bổ sung.
- GV kết luận.
- Câu hỏi dự phòng:
+ Em hãy kể tên các sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm xung quanh chúng ta
+ Nêu ý nghĩa xã hội và kinh tế của ngành công nghiệp thực phẩm xung quanh chúng .
+ Liên hệ tình hình phát triển ngành CN thực phẩm ở Việt Nam.
HS thảo luận. Gv chuẩn kiến thức. III. Công nghiệp thực phẩm
1. Vai trò:
- Cung cấp nhu cầu ăn uống hàng ngày cho con người ; góp phần thúc đẩy một số ngành phát triển như : nông nghiệp, gtvt, tăng giá trị sản phẩm…
2. Đặc điểm:
- Vốn it, quay vòng vốn nhanh, cần nhiều lao động, quy trình đơn giản…
3. Tình hình sản xuất và phân bố:
- Phát triển trên khắp thế giới, sản phẩm ngày càng đa dạng
- Chế biến các sản phẩm từ : trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản…
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a, Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS:
- Theo em khó khăn lớn nhất của các nước đang phát triển để phát triển ngành điện tử-tin học.
- Cho biết ở Việt Nam ngành CN thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt như thế nào ? liên hệ tại địa phương em sinh sống.
b, HS thực hiện tại lớp, trường hợp không đủ thời gian giáo viên hướng dẫn HS về nhà làm.
c, GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kiệp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện cuãng như quá trình trong buổi học.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ thực tiển và vận dụng.
- Liên hệ các khu CN sản xuất hàng tiêu dùng ở Việt Nam.
- Nhận xét sự phân bố các ngành CN tại địa phương em sinh sống.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG
- Chuẩn bị nội dung bài 33: Tìm hiểu các tài liệu nói về hình thức lãnh thổ công nghiệp ở việt nam.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 10
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 32: Địa lý các ngành công nghiệp (tiếp theo), giáo án chi tiết bài 32: Địa lý các ngành công nghiệp (tiếp theo), giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài 32: Địa lý các ngành công nghiệp (tiếp theo), giáo án 5 bước bài 32: Địa lý các ngành công nghiệp (tiếp theo), giáo án 5 hoạt động địa lý 10