Giải vở BT vật lý 7 bài: Độ cao của âm

Hướng dẫn giải vở BT vật lí lớp 7 bài: Độ cao của âm. Ngoài việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn giải bài tập trong sgk. Tech12h sẽ hướng dẫn các bạn học sinh giải các bài tập trong vở BT. Hi vọng các bạn sẽ nắm được bài tốt hơn.

A. HỌC THEO SGK

I. DAO ĐỘNG NHANH, CHẬM – TẦN SỐ

Thí nghiệm 1

C1. 

CON LẮC

CON LẮC NÀO DAO ĐỘNG MẠNH?

CON LẮC NÀO DAO ĐỘNG CHẬM?

SỐ DAO ĐỘNG TRONG 10 GIÂYSỐ DAO ĐỘNG TRONG 1 GIÂY
aDao động chậm hơnTùy thí nghiệm cụ thể. Giả sử: 80,8
bDao độnh nhanh hơnTùy thí nghiệm cụ thể. Giả sử: 121,2
C2. Từ bảng trên, ta thấy con lắc b (có chiều dài dây lớn hơn) có tần số dao động lớn hơn.

Nhận xét: Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ).

II. ÂM CAO (ÂM BỔNG), ÂM THẤP (ÂM TRẦM)

Thí nghiệm 2

C3. Phần tự do của thước dài dao động chậm, âm phát ra thấp.

Phần tự do của thước ngắn dao động nhanh, âm phát ra cao.

C4. Lắng nghe âm phát ra và điền từ thích hợp vào trong khung vào chỗ trống:

Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động chậm, âm phát ra thấp.

Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động nhanh, âm phát ra cao.

Kết luận:

Dao động cành nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng cao (thấp).

III. VẬN DỤNG

C5. Vật có tần số 70Hz dao động nhanh hơn.

Vật có tần số 50Hz phát ra âm thấp hơn.

C6. Khi vặn cho dây đàn căng nhiều thì âm phát ra cao (bổng), tần số dao động lớn.

Khi vặn cho dây đàn căng ít (dây chùng) thì âm phát ra thấp (trầm), tần số dao động nhỏ.

C7. Khi chạm góc miếng bìa vào hàng lỗ ở gần vành đĩa, âm phát ra cao hơn khi chạm bìa vào hàng lỗ ở gần tâm đĩa.

Ghi nhớ:

- Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là Hec (Hz).

- Âm phát ra càng cao (càng bổng) thì tần số dao động càng lớn.

- Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động cành nhỏ.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. Bài tập trong SBT

11.1. Vật phát ra âm cao hơn khi nào ?

A. khi vật dao động mạnh hơn

B. khi vật dao động chậm hơn

C. khi vật lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn

D. khi tần số dao động lớn hơn

11.2. Chọn từ hay cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống :

Số dao động trong một giây gọi là ......... Đơn vị đo tần số dao động là ........ (Hz)

Tai người bình thường có thể nghe được những âm có tần số từ ........ đến ........

Âm càng bổng thì tần số dao động càng .........

Âm càng trầm thì tần số dao động càng .........

11.4. Khi bay, nhiều con vật vỗ cánh phát ra âm.

   a. Con muỗi thường phát ra âm cao hơn con ong đất. Trong hai con trùng này, con nào vỗ cánh nhiều hơn?

   b*. Tại sao chúng ta không nghe được âm do cánh của con chim đang bay tạo ra ?

2. Bài tập bổ sung

11.a. Dây đàn ghi ta phát ra âm càng trầm khi:

A. dây đàn dao động càng mạnh.

B. dây đàn dao động càng nhanh.

C. dây đàn dao động càng chậm.

D. thời gian để thực hiện 1 dao động của dây càng nhỏ.

11.b. Chọn các từ thích hợp trong khung để điền vào chổ trống (1) và (2) để hoàn chỉnh các câu sau:

Số dao động trong 1 giây gọi là (1) …, nó có đơn vị đo là (2)…

a, Tần số

b. biên độ

c. dB

d. Hz

Đáp án nào sau đây là đúng ?

A. (1) - a; (2) - c.

B. (1) - b; (2) - c.

C. (1) - a; (2) - d.

D. (1) - b; (2) - d.

11.c. Tần số là:

A. các công việc thực hiện trong 1 giây.

B. quãng đường dịch chuyển trong 1 giây.

C. số dao động trong 1 giây.

D. thời gian để thực hiện một dao động.

11.d. Âm phát ra cao hơn khi gõ vào bát đựng nhiều nước hay gõ vào bát đựng ít nước ? Theo em, trong hai trường hợp này nguồn âm là cái bát hay cái bát và cả nước đựng trong bát?

Từ khóa tìm kiếm: giải vở bt, hướng dẫn giải vbt lí 7, vở bài tập lí 7, giải vbt lí 7 bài Độ cao của âm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác