Giải VBT tiếng Việt 5 cánh diều bài 2: Cuộc họp bí mật

Giải chi tiết VBT tiếng Việt 5 cánh diều bài 2: Cuộc họp bí mật. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI ĐỌC 4: CUỘC HỌP BÍ MẬT 

Bài tập 1 (trang 20). Em hiểu thầy giáo muốn nhắn nhủ điều gì với các học sinh nam khi yêu cầu Đi-tô và Giu-ri-cô giúp đỡ Ê-lê-na? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.

a) Các bạn nam cần quan tâm, động viên khi bạn nữ gặp khó khăn.

b) Các bạn nữ không thể tự đứng lên, nếu không được giúp đỡ.

c) Một bạn nữ bị ngã sẽ rất buồn nếu có ai đó gắt gỏng với mình.

d) Nếu đỡ mạnh tay quá có thể khiến bạn bị ngã, càng khó đứng lên.

Bài giải chi tiết: 

a) Các bạn nam cần quan tâm, động viên khi bạn nữ gặp khó khăn.

=> Thầy giáo muốn nhắn nhủ với các bạn nam khi đến giúp đỡ Ê-lê-na là cần phải nhẹ nhàng và ân cần với bạn nữ

Bài tập 2 (trang 20). Vì sao Ê-lê-na vẫn khóc mặc dù đã được Đi-tô và Giu-ri-cô đến giúp, nhưng cô bé lại nín khóc ngay khi được Xa-sa giúp đỡ? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.

a) Bởi vì Đi-tô lúc đầu gắt gỏng, nhưng sau đó đã ân cần với Ê-lê-na.

b) Bởi vì Giu-ri-cô lúc đầu đỡ Ê-lê-na mạnh tay, nhưng sau đó đã nhẹ nhàng hơn.

c) Bởi vì Đi-tô và Giu-ri-cô đều chưa ân cần, còn Xa-sa rất ân cần với É-le-na.

d) Bởi vì khi được Xa-sa giúp đỡ cũng là lúc Ê-lê-na đã đỡ đau hơn trước.

Bài giải chi tiết: 

c) Bởi vì Đi-tô và Giu-ri-cô đều chưa ân cần, còn Xa-sa rất ân cần với É-le-na.

=> Vì khi Đi-tô Và Giu-ri- cô đến giúp đỡ Ê-lê-na cac bạn đã dùng những lời nói không nhẹ nhàng và thậm chí Giu-ri-cô còn có hành động sốc Ê-lê-na lên. Nhưng khi Xa-ra đến Xa-ra đã an ủi Ê-lê-na cho cô bé bình tĩnh lại sau đó giúp Ê-lê-na đứng dậy một cách nhẹ nhàng

Bài tập 3 (trang 21). a) Thầy giáo quyết định tổ chức cuộc họp với các học sinh nam để làm

gì? Đánh dấu (√) vào  trước ý đúng.

  • ☐ Để giúp các học sinh nam biết cách quan tâm, giúp đỡ các bạn nữ.
  • ☐ Để giúp các học sinh nam hiểu và tuân theo nội quy chung.
  • ☐ Đề khiến các học sinh nữ phải ngạc nhiên vì sự thay đổi của các bạn nam.
  • ☐ Để hướng dẫn các học sinh nam biết đi thong thả, không chen lấn.

Bài giải chi tiết:  

  • Để giúp các học sinh nam biết cách quan tâm, giúp đỡ các bạn nữ.
  • Để giúp các học sinh nam hiểu và tuân theo nội quy chung.
  • Đề khiến các học sinh nữ phải ngạc nhiên vì sự thay đổi của các bạn nam.
  • Để hướng dẫn các học sinh nam biết đi thong thả, không chen lấn.

=> Thầy giáo quyết định tổ chức cuộc họp với các học sinh nam để thành lập nhóm những người đàn ông chân chính, và nhắc nhở các bạn nam cần phải quan tâm và ân cần với các bạn nữ. 

b) Theo em, vì sao thầy giáo tổ chức cuộc họp đó một cách bí mật?

Đánh dấu  (√) vào  trước ý em thích:

  • ☐ Vì thầy giáo muốn mọi người hiểu rằng các bạn nam đã tự thay đổi.
  • ☐ Vì thầy giáo biết các bạn nam muốn giữ bí mật về cuộc trò chuyện với thầy giáo.
  • ☐ Vì thầy giáo muốn mọi người bất ngờ về sự thay đổi tích cực của các bạn nam.
  • ☐  Ý kiến khác (nếu có):

Bài giải chi tiết: 

  • Vì thầy giáo muốn mọi người hiểu rằng các bạn nam đã tự thay đổi.
  • Vì thầy giáo biết các bạn nam muốn giữ bí mật về cuộc trò chuyện với thầy giáo.
  • Vì thầy giáo muốn mọi người bất ngờ về sự thay đổi tích cực của các bạn nam.
  •  Ý kiến khác (nếu có):

=> Cuộc họp này được diễn ra một cách bí mật vì thầy giáo không muốn các bạn nữ nghĩ rằng các bạn nam chỉ thay đổi sau khi được thầy nhắc nhở

Bài tập 4 (trang 21). Ngoài những điều thầy giáo nói, theo em, các bạn nam, bạn nữ cần có thêm đức tính gì. 

Theo em, các bạn nam, bạn nữ cần có thêm một số đức tính sau:

Bài giải chi tiết: 

Ngoài những điều thầy giáo nói theo em các bạn nam cần phải dũng cảm và nhẹ nhàng hơn, các bạn nữ thì nên bao dung, dũng cảm và bình tĩnh hơn.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ DẤU GẠCH NGANG

Bài tập 1 (trang 21). Các dấu gạch ngang trong đoạn văn ở bài tập 1, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập một, trang 32 được dùng để làm gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.

a) Đánh dấu các ý được liệt kê.

b) Nối các từ ngữ trong một liên danh.

c) Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

d) Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

Bài giải chi tiết: 

d) Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

=> Các dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích làm rõ thông tin cho câu 

Bài tập 2 (trang 22). Cần thêm dấu gạch ngang vào 4 vị trí nào trong đoạn truyện sau để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích? Gạch dưới từ cần thêm dấu gạch ngang ở phía trước:

Sáng Chủ nhật, mẹ đi vắng, chỉ có hai anh em Sơn ở nhà.

– Sơn ơi! Chợt có tiếng mẹ gọi. Mẹ về rồi đây!

Sơn chạy vội ra đón mẹ rồi nhanh nhẹn rót nước, mời mẹ:

– Mẹ uống nước đi ạ. Giọng Sơn đang hăm hở bỗng trở nên lúng túng. Mẹ ơi, từ lúc mẹ đi chợ, em vẫn chơi ngoan nhưng con mới chỉ kịp quét nhà, đun nước thôi ạ....

Mẹ cười:

– Thế là con làm được nhiều việc giúp mẹ rồi. Này nhé: Con chơi với em, quét nhà sạch sẽ, lại còn đun nước. Vậy là được ba việc rồi. Con trai của mẹ ngoan quá!

Bài giải chi tiết: 

Sáng Chủ nhật, mẹ đi vắng, chỉ có hai anh em Sơn ở nhà. 

– Sơn ơi! - Chợt có tiếng mẹ gọi. Mẹ về rồi đây! Sơn chạy vội ra đón mẹ rồi nhanh nhẹn rót nước, mời mẹ:

 – Mẹ uống nước đi ạ. -  Giọng Sơn đang hăm hở bỗng trở nên lúng túng. Mẹ ơi, từ lúc mẹ đi chợ, em vẫn chơi ngoan nhưng con mới chỉ kịp quét nhà, đun nước thôi ạ.... 

Mẹ cười:

 – Thế là con làm được nhiều việc giúp mẹ rồi. -  Này nhé: Con chơi với em, quét nhà sạch sẽ, lại còn đun nước. Vậy là được ba việc rồi. Con trai của mẹ ngoan quá!

Bài tập 3 (trang 22). a) Có thể thay dấu câu nào trong đoạn văn dưới đây bằng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu? Đánh dấu (√)  vào  ☐ trước ý đúng.

Ai cũng khen bạn Vân (lớp trưởng lớp tôi) là một cán bộ lớp gương mẫu. Thực ra, lúc đầu, chúng tôi (mấy anh chàng hay coi thường con gái) không tin Vân làm được lớp trưởng. Nhưng bây giờ thì khác rồi, cả lớp đều bị Vân thuyết phục...

  • ☐ Dấu chấm
  • ☐ Dấu ngoặc đơn
  • ☐ Dấu phẩy
  • ☐ Dấu ba chấm

Bài giải chi tiết: 

Dấu chấm

  • Dấu ngoặc đơn

Dấu phẩy

Dấu ba chấm

=> Dùng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích giải thích để làm rõ thông tin trong câu

TỰ ĐÁNH GIÁ: VÌ BỨC TRANH TƯƠNG LAI CÓ TRẺ EM GÁI 

A. Đọc và làm bài tập

Bài tập trang 23. (1 điểm) Chiến dịch "Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái được phát

động nhằm mục đích gì? Đánh dấu (√)  vào những ô phù hợp.

Ý

Đúng 

Sai

a) Nhằm bảo vệ những tiến bộ đạt được trong giáo dục trẻ em gái.  
b) Nhằm đảm bảo cho việc học tập của trẻ em gái được liên tục.  
c) Nhằm đảm bảo cho việc học tập của trẻ em gái được an toàn.  
d) Nhằm thu thập những câu chuyện về việc học của trẻ em gái.  

Bài giải chi tiết: 

Ý

Đúng 

Sai

a) Nhằm bảo vệ những tiến bộ đạt được trong giáo dục trẻ em gái. 
b) Nhằm đảm bảo cho việc học tập của trẻ em gái được liên tục. 
c) Nhằm đảm bảo cho việc học tập của trẻ em gái được an toàn. 
d) Nhằm thu thập những câu chuyện về việc học của trẻ em gái. 

Giải thích chi tiết

Trong đoạn văn, tác giả có để cập đến mục đích của chiến dịch toàn cầu “Vì bữa tranh tương lai có trẻ em gái’ là nhằm bảo vệ những tiến bộ đạt được trong giáo dục trẻ em gái, đảm bảo cho việc học tập của các em được liên tục và an toàn.

Bài tập trang 23. (1 điểm) Nhờ đâu mà nhân vật trong những câu chuyện ở bài đọc có thể hoàn thành ước mơ của mình? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.

a) Nhờ được nghe nhiều câu chuyện truyền cảm hứng từ những người thành đạt

b) Nhờ được tham gia chiến dịch “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái".

c) Nhờ đi nhiều nơi và tham gia các hoạt động trao quyền cho phụ nữ.

d) Nhờ quyết tâm vượt khó, không từ bỏ con đường học tập.

Bài giải chi tiết: 

b) Nhờ được tham gia chiến dịch “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái".

d) Nhờ quyết tâm vượt khó, không từ bỏ con đường học tập.

=> Trong đoạn văn, tác giả có viết rằng “Họ có được điều đó là nhờ không từ bỏ con đường học tập của mình. Những câu chuyện đời thực ấy góp phần truyền cảm hứng cho trẻ em gái tiếp tục hành trình học tập hướng tới tương lai.”

Bài tập trang 23. (1 điểm) Những câu chuyện mà chiến dịch nhận được có tác dụng gì?

Đánh dấu (√)  vào những ô phù hợp.

Ý

Đúng

Sai

a) Giới thiệu một chiến dịch hoạt động vì quyền lợi của trẻ em gái  
b) Tạo động lực cho trẻ em gái quyết tâm học tập, biến ước mơ thành hiện thực.  
c) Kể về điều kiện học tập còn nhiều khó khăn của trẻ em gái dân tộc thiểu số.  
d) Truyền cảm hứng để trẻ em gái có những khát khao về một tương lai tốt đẹp.  

Bài giải chi tiết: 

Ý

Đúng

Sai

a) Giới thiệu một chiến dịch hoạt động vì quyền lợi của trẻ em gái 
b) Tạo động lực cho trẻ em gái quyết tâm học tập, biến ước mơ thành hiện thực. 
c) Kể về điều kiện học tập còn nhiều khó khăn của trẻ em gái dân tộc thiểu số. 
d) Truyền cảm hứng để trẻ em gái có những khát khao về một tương lai tốt đẹp. 

Trong đoạn văn, tác giả có viết rằng “Họ có được điều đó là nhờ không từ bỏ con đường học tập của mình. Những câu chuyện đời thực ấy góp phần truyền cảm hứng cho trẻ em gái tiếp tục hành trình học tập hướng tới tương lai.

Như một làn gió lãnh, “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái" nhen lên khát khao, giúp trẻ em gái hoàn thành ước mơ của mình.”

Bài tập trang 24. (2 điểm) Viết lại câu dưới đây, dùng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ

phận chú thích trong câu.

Mục đích của chiến dịch “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” (một chiến dịch toàn cầu được UNESCO phát động) là bảo vệ những tiến bộ đạt được trong giáo dục trẻ em gái, đảm bảo cho việc học tập của các em được liên tục và an toàn.

Bài giải chi tiết: 

Mục đích của chiến dịch “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” – một chiến dịch toàn cầu được UNESCO phát động, là bảo vệ những tiến bộ đạt được trong giáo dục trẻ em gái, đảm bảo việc học tập của các em được liên tục và an toàn.

=> Dùng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận giải thích nhằm làm rõ thông tin cho câu văn

Bài tập trang 24. (5 điểm) Viết theo 1 trong 2 đề sau:

a) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một sự việc hoặc một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc đã nghe) trong Bài 2.

b) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong tác phẩm mà em đã đọc (hoặc đã nghe) về bình đẳng giới.

Bài giải chi tiết: 

a. Trong bài học, em đã thấy rằng tác phẩm "Muôn sắc hoa tươi" mang lại cho em niềm hứng thú đặc biệt. Từ bài đọc này, em nhận thấy sự bình đẳng giữa bạn nam và bạn nữ. Mỗi người trong lớp đều mang một vẻ đẹp của riêng mình, các bạn đều là những  bông hoa đẹp, là ngôi sao sáng trên bầu trời, mang trong mình vẻ đẹp , phẩm chất độc đáo và đẹp đẽ, đáng quý, không ai giống ai và cũng không ai kém ai.

b. Trong tác phẩm "Lớp trưởng lớp tôi", nhân vật lớp trưởng Vân đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc và sự ngưỡng mộ. Vân được bầu làm lớp trưởng nhưng lại không được sự tin tưởng từ các bạn, vì họ nghĩ rằng lớp trưởng phải có dáng vóc, học giỏi, nhanh nhẹn và tháo vát, nhưng Vân không có những phẩm chất đó. Trải qua thời gian, Vân đã tự nỗ lực để chứng minh khả năng của mình và lấy lại sự tin tưởng từ các bạn. Từ bài học này, em rút ra được điều rằng không chỉ có các bạn nam mới có thể làm những công việc lớn, các bạn nữ cũng có thể thành công chỉ cần họ nỗ lực và cố gắng. Đồng thời mỗi cá nhân đều có những điểm mạnh điểm yếu của bản thân chỉ cần nỗ lực thì mọi chuyện đều có thể thành công dù cho bạn là con trai hay con gái.

B. Tự nhận xét

Bài tập 1 (trang 25). Em tự chấm điểm và cho biết mình đạt yêu cầu ở mức nào.

Bài giải chi tiết: 

- Hs tự đánh giá về những điều em đạt yêu cầu. 

Bài tập 2 (trang 25). Em cần cố gắng thêm về mặt nào?

Bài giải chi tiết: 

- Hs tự đánh giá về những điều em cần cố gắng thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải VBT tiếng Việt 5 cánh diều , Giải VBT tiếng Việt 5 CD, Giải VBT tiếng Việt 5 bài 2: Cuộc họp bí mật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác