Giải VBT Tiếng Việt 4 Cánh diều Bài 11 Chia sẻ

Hướng dẫn giải bài 11 Trái tim yêu thương - chia sẻ. SBT Tiếng việt 4 cánh diều. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

CHIA SẺ 

Câu 1. Hình ảnh quả bầu, quả bí trong bài hát gợi cho em nghĩ đến ai? Khoanh tròn chữ cái trước những ý đúng:

a. Quả bầu, quả bí. 

b. Anh chị em. 

c. Bạn bè, hàng xóm.

d. Mọi người.

Câu 2. Em hiểu từ “giàn” trong bài hát có nghĩa là gì? Khoanh tròn chữ cái trước những ý đúng. 

a. Giàn cây. 

b. Xóm phố. 

c. Đất nước. 

d. Trái Đất. 

Câu 3. Bài hát khuyên ta điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước những ý đúng. 

a. Anh em, bạn bè, hàng xóm láng giềng phải thương yêu nhau. 

b. Người trong một nước phải thương yêu nhau. 

c. Mọi người phải nhờ người khác giúp đỡ. 

d. Mọi người trên Trái Đất phải thương yêu nhau. 

BÀI ĐỌC 2 

BUỔI HỌC CUỐI CÙNG 

Câu 1. Vì sao lớp học bỗng trở nên trang nghiêm hơn trước? Khoanh tròn chữ cái trước câu thơ phù hợp:

a. Buổi học cuối cùng, mai cô giáo về hưu. 

b. Cả lớp em bỗng trang nghiêm hơn trước. 

c. Bàn con trai không nghịch đùa, gõ thước. 

d. Bàn con gái lặng yên, bím tóc cũng nơ hồng.

Câu 2. Điều gì ở cô giáo khiến các bạn học sinh xúc động? Đánh dấu (x) vào những ô thích hợp:

Ý 

ĐÚNG 

SAI 

a. Mái tóc hoa râm. 

  

b. Bàn tay xương gầy, bám đầy phấn trắng. 

  

c. Giọng nói êm êm, nụ cười như giọt nắng.  

  

d. Giọng nói hơi buồn khi thấy học sinh lười, nghịch. 

  

Câu 3. Em hiểu dòng cuối khổ thơ 2 là một lời tự hỏi hay tự trách? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a. Dòng thơ đó là lời học sinh trong lớp tự hỏi mình. 

b. Dòng thơ đó là lời học sinh trong lớp tự trách mình. 

c. Dòng thơ đó vừa là lời tự hỏi vừa là lời tự trách. 

d. Dòng thơ đó không phải là lời tự hỏi hay tự trách. 

Câu 4. Hai dòng thơ cuối bài muốn nói với em điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:

a. Chúng ta cần thể hiện tình yêu thương thầy cô bằng sự chăm ngoan để mỗi khi nghĩ về thầy cô, chúng ta không phải ân hận, nuối tiếc. 

b. Chúng ta cần học hành chăm chỉ và ngoan ngoãn để xứng đáng với tình thương yêu của thầy cô. 

c. Chúng ta cần học hành chăm chỉ và ngoan ngoãn để thầy cô không buồn. 

d. Ý kiến khác. 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU 

TRA TỪ ĐIỂN  

Câu 1. Quyển từ điển tiếng Việt được dùng để làm gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a. Dùng để tra nghĩa của các từ tiếng Việt. 

b. Dùng để tra nghĩa của các từ tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác. 

c. Dùng để tìm hiểu kiến thức của các môn học.

d. Dùng để làm quà sinh nhật.

Câu 2. Đọc Quy ước trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập hai (trang 8) và cho biết: Các từ trong quyển từ điển được sắp xếp theo thứ tự nào? Đánh dấu (x) vào những ô thích hợp:

Ý 

ĐÚNG 

SAI 

a. Các mục từ được sắp xếp theo thứ tự chữ cái mở đầu từ. 

  

b. Các mục từ được sắp xếp ngẫu nhiên, không theo quy định nào. 

  

c. Các từ cùng vần trong một mục từ được xếp theo thứ tự dấu thanh (không dấu, dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấu sắc, dấu nặng).   

  

d. Các từ cùng vần trong một mục từ được xếp theo thứ tự dấu thanh (không dấu, dấu hỏi, dấu sắc, dấu huyền, dấu ngã, dấu nặng).  

  

 

  

Câu 3. Tìm các từ sau trong từ điển: ai, bù đắp, bám, nơ, nghịch, ngoan, nhận biết. 

Từ 

Chữ cái mở đầu từ 

Dòng 

Cột 

Trang 

M: bà 

    

ai 

    

bù đắp

    

bám

    

    

nghịch

    

ngoan

    

nhận biết 

    

 

    

Câu 4. Viết vào chỗ trống nghĩa của một trong những từ em vừa tìm được ở bài tập 3. 

  • ai: 

  • bù đắp: 

  • bám:

  • nơ: 

  • nghịch:

  • ngoan:

  • nhận biết: 

BÀI ĐỌC 3 

NHỮNG HẠT GẠO ÂN TÌNH 

Câu 1. Đơn vị của ông Hai Trí hành quân sang nước bạn để làm gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a. Để giúp nhân dân Cam-pu-chia thoát khỏi dịch bệnh. 

b. Để giúp nhân dân Cam-pu-chia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt. 

c. Để mang gạo sang giúp người dân Cam-pu-chia chống giặc đói. 

d. Để giúp Cam-pu-chia khôi phục đất nước sau khi thoát khỏi chế độ Pôn Pốt. 

Câu 2. Đơn vị chứng kiến cảnh người dân nước bạn sống như thế nào? Đánh dấu (x) vào những ô thích hợp:

Ý 

ĐÚNG 

SAI 

a. Suốt từ biên giới vào nước bạn, đi tới đâu, bộ đội cũng bắt gặp những làng mạc bị đốt phá tiêu điều, không một bóng người.  

  

b. Người dân đầu tiên họ gặp là một ông lão gầy da bọc xương nằm thoi thóp ven đường. 

  

c. Hơn 200 người cả già, trẻ, gái, trai xơ xác, rách rưới, phải ăn gạo mốc. 

  

d. Người dân sống trong nghèo khó, thiếu thốn nhưng rất vui vẻ.  

  

Câu 3. Bộ đôi Việt Nam đã làm gì để giúp những người dân mà họ gặp? Đánh dấu (x) vào  trước những ý đúng:

  • Đưa người dân Cam-pu-chia đi cùng để tránh quân Pôn Pốt. 

  • Lấy gạo và thực phẩm mang theo để nấu một bữa no cho dân. 

  • Giúp dân dựng nhà, cung cấp lương thực để họ chống đói. 

  • Pha trà, chia lương khô và bánh kẹo cho dân. 

Câu 4. Tìm những chi tiết cho thấy người dân Cam-pu-chia rất tin tưởng và yêu quý bộ đội Việt Nam. Đánh dấu (x) vào  trước những ý đúng:

  • Người dân vừa khóc vừa níu tay bộ đội xin đừng về và cho họ đi cùng.  

  • Cơm sùng sục sôi trong ánh mắt mong chờ của bao nhiêu trẻ nhỏ, cụ già. 

  • Dân làng gom góp được ba chén gạo để nấu cơm đãi bộ đội Việt Nam.  

  • Ngôi làng đìu hiu và xơ xác trong phút chốc như trở thành ngày hội.

Câu 5. Những chi tiết, hình ảnh nào trong bài khiến em xúc động? Vì sao? 

BÀI ĐỌC 4  

CON SÓNG LAN XA 

Câu 1. Gạch dưới những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp và sự yên bình trên hồ nước:

a. Ngay từ sáng sớm, khi cô bé còn ở trong giường ấm, đàn vịt trời đi ăn đêm đã bay về bập bềnh trên hồ nước. Lúc cô bé dạo chơi thơ thẩn ven hồ, nắng bắt đầu lên, sương mù tan dần, đứng trong bờ đã nhìn rõ đàn vịt đương bơi lại gần nơi người ở. 

b. Cô bé không đáp lời, nhìn ra xa mặt hồ xa xa. Mặt hồ lăn tăn gợn nước, óng ánh màu nắng. Những cơn gió lạnh nhẹ nhàng đưa sóng đánh vào bờ. Đàn vịt vẫn nhởn nhơ trôi. Chúng không ngờ một tai hoạ đương rình rập chúng.

Câu 2. Hai anh em đều muốn giữ yên lặng cho đàn vịt bơi vào gần bờ nhưng mục đích khác nhau thế nào? Đánh dấu (x) vào những ô thích hợp:

MỤC ĐÍCH 

CẬU BÉ  

CÔ BÉ  

a. Muốn giữ yên lặng cho đàn vịt bơi vào gần bờ để được ngắm chúng rõ hơn. 

  

b. Muốn giữ yên lặng cho đàn vịt bơi vào gần bờ để vuốt ve chúng. 

  

c. Muốn giữ yên lặng cho đàn vịt bơi vào gần bờ để bắt chúng. 

  

d. Muốn giữ yên lặng cho đàn vịt bơi vào gần bờ để bắn chúng. 

  

Câu 3. Hãy tưởng tượng cậu bé sẽ nghĩ gì, làm gì sau những lời nói và hành động của em gái. 

Câu 4. Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về lòng nhân ái? Khoanh tròn chữ cái trước những ý em thích:

a. Lòng nhân ái là tình yêu thương người thân (ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng).

b. Lòng nhân ái là tình yêu thương giữa những người gần gũi nhất với mình (người thân, thầy cô, bạn bè, hàng xóm láng giềng). 

c. Lòng nhân ái là tình yêu thương đồng loại (mọi người nói chung trên Trái Đất). 

d. Lòng nhân ái còn là tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU 

VỊ NGỮ 

I. Nhận xét 

Câu 1. Bộ phận in đậm trong mỗi câu sau được dùng để làm gì? Nối đúng:

a. Mấy hôm nay, Chi đang rất bối rối. 

b. Rai-ân là một cậu bé người Ca-na-đa. 

c. Cô bé chạy thoắt về nhà gọi anh. 

1. Giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ. 

2. Kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ. 

3. Miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ. 

Câu 2. Mỗi bộ phận in đậm nói trên trả lời cho câu hỏi nào? Nối đúng:

a. đang rất bối rối. 

b. là một cậu bé người Ca-na-đa. 

c. chạy thoắt về nhà gọi anh. 

1. Là gì? 

2. Làm gì?

3. Thế nào? 

II. Luyện tập 

Câu 1. Gạch dưới vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:

Chàng trai lên xe buýt và ngồi cạnh bà cụ đi chân đất. Cậu nhìn từ chân bà cụ sang chân mình. Đôi giày của cậu mới tinh. Cậu đã tiết kiệm tiền tiêu vặt khá lâu mới mua được. Nhưng rồi cậu cúi xuống, cởi giày và ngồi xuống sàn xe. Cậu nhấc bàn chân lạnh công của bà cụ lên, xỏ tất và giày vào chân bà. Bà cụ sững người, khẽ nói lời cảm ơn.

Câu 2. Đặt một câu nói về lòng nhân ái. Gạch dưới vị ngữ của câu đó. 

TỰ ĐÁNH GIÁ  

TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI

Câu 1. Nội dung chính của cuộc tranh luận giữa hoa, gió và sương là gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a. Bài hát có hay không?

b. Các bạn có thích bài hát không?

c. Bài hát ấy là của hoa, gió hay sương?

d. Các bạn có biết lắng nghe nhau không?

Câu 2. Vì sao gió và sương đều nói là mình hát? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a. Vì gió và sương hiểu lầm hoa. 

b. Vì gió và sương muốn trêu đùa hoa. 

c. Vì gió và sương muốn tranh công với hoa. 

d. Vì gió và sương chưa biết lắng nghe tiếng hát của hoa. 

Câu 3. Dòng nào dưới đây thể hiện chủ đề của câu chuyện? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a. Khi Mặt Trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan ca hát. 

b. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau. 

c. Mỗi loài có tiếng hát của riêng mình. 

d. Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai.

Câu 4. Gạch dưới vị ngữ của mỗi câu sau:

a. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. 

b. Mặt Trời mỉm cười với hoa. 

Câu 5. Chọn 1 trong 2 đề sau:

a. Viết một đoạn văn ngắn chúc mừng bạn vừa đạt được kết quả tốt trong học tập (hoặc hoạt động văn nghệ, thể thao). 

b. Tưởng tượng em là một bạn nhỏ trong bài thơ Buổi học cuối cùng, hãy viết một đoạn thư tạm biệt cô giáo.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: giải sbt Tiếng Việt 4 tập 2 sách mới, giải Tiếng Việt 4 tập 2 cánh diều, giải Tiếng Việt 4 tập 2 cd, giải sbt Tiếng Việt 4 CD bài 11, giải bài 11 Trái tim yêu thương

Bình luận

Giải bài tập những môn khác