Giải siêu nhanh Công nghệ 4 kết nối Bài 10: Đồ chơi dân gian

Giải siêu nhanh Bài 10: Đồ chơi dân gian sách công nghệ 4 kết nối tri thức. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.

1. MỘT SỐ LOẠI ĐỒ CHƠI DÂN GIAN VIỆT NAM

Câu 1: Em hãy quan sát Hình 1 và gọi tên đồ chơi dân gian tương ứng theo các thẻ dưới đây.

Giải siêu nhanh Công nghệ 4 kết nối Bài 10: Đồ chơi dân gian

Đáp án:

Sau khi quan sát các hình và các thẻ, em có thể gọi tên các đồ chơi dân gian như sau: 

Hình a là trò cờ cá ngựa.

Hình b là tò he.

Hình c là con cù quay.

Hình d là chiếc đèn ông sao.

Hình e là quả còn.

Hình g là đầu sư tử.

Câu 2: Hãy kể tên một số loại đồ chơi dân gian mà em biết.

Đáp án:

Có rất nhiều loại đồ chơi dân gian, trong đó em biết một số loại đồ chơi dân gian là: ô ăn quan, ông phỗng đất, mặt nạ giấy bồi, trống ếch, ném còn,…

Câu 3: Em hãy lựa chọn những câu mô tả đúng về đồ chơi dân gian trong những câu sau:

a) Đồ chơi dân gian được làm từ vật liệu dễ kiếm, gần gũi.

b) Đồ chơi dân gian là loại đồ chơi do thợ thủ công làm ra.

c) Đồ chơi dân gian là đồ chơi quen thuộc của nhiều thế hệ.

d) Mọi người đều có thể tự làm đồ chơi dân gian.

Đáp án:

Trong những câu trên, em chọn được những câu mô tả đúng về đồ chơi dân gian là:

Câu a: đồ chơi dân gian được làm từ vật liệu dễ kiếm, gần gũi.

Câu b: đồ chơi dân gian là loại đồ chơi do thợ thủ công làm ra.

Câu c: đồ chơi dân gian là đồ chơi quen thuộc của nhiều thế hệ.

Câu d: mọi người đều có thể tự làm đồ chơi dân gian.

2. SỬ DỤNG ĐỒ CHƠI DÂN GIAN

Câu 1: Em hãy quan sát và cho biết tranh nào trong Hình 2 thể hiện việc sử dụng đồ chơi dân gian không đúng cách và không phù hợp với lứa tuổi.

Giải siêu nhanh Công nghệ 4 kết nối Bài 10: Đồ chơi dân gian

Đáp án:

Sau khi quan sát các bức tranh trong hình 2, em nhận thấy những bức tranh thể hiện không đúng cách và không phù hợp với lứa tuổi là: a, b, c, e, g

Câu 2: Em hãy lựa chọn một đồ chơi dân gian và chia sẻ cách chơi đồ chơi đó với bạn.

Đáp án:

Trò chơi ô ăn quan là trò chơi thú vị của Việt Nam, trong đó em đã biết cách chơi như sau:

  1. Chuẩn bị: Bàn chơi sẽ được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia thành 10 ô vuông, mỗi bên có 5 ô đối xứng nhau. Ở 2 cạnh chiều rộng của hình chữ nhật, vẽ 2 ô hình bán nguyệt hướng ra phía ngoài1. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn 2 ô hình bán nguyệt gọi là ô quan.
  2. Quân chơi: Bao gồm 2 loại quân: Dân và Quan. Quân Quan phải có kích thước to hơn hẳn các quân Dân để dễ dàng phân biệt. Số lượng quân Quan luôn là 2 còn quân Dân có số lượng tùy theo luật chơi, phổ biến nhất là 50.
  3. Bố trí quân chơi: Quân Quan được đặt trong 2 ô hình bán nguyệt, mỗi ô 1 quân, quân Dân được bố trí vào các ô vuông sao cho số quân các ô phải đều nhau.
  4. Cách di chuyển: Người chơi sẽ chọn một ô dân bất kỳ trong 5 ô thuộc phía mình, lấy toàn bộ quân và rải lần lượt mỗi nhà một quân theo chiều xuôi hay ngược kim đồng hồ đều được. Khi rải hết quân cuối cùng, người chơi sẽ tiếp tục bốc quân ở ô kế tiếp và tiếp tục rải theo chiều đang rải.
  5. Mục tiêu của trò chơi: Người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số Dân quy đổi nhiều hơn. 

Câu 2: Em hãy cùng chơi một trò chơi dân gian (gợi ý trong Hình 3) với bạn hoặc các thành viên trong gia đình.

Giải siêu nhanh Công nghệ 4 kết nối Bài 10: Đồ chơi dân gian

Đáp án:

Em có thể chơi cùng bạn bè những trò chơi dân gian như: chi chi chành chành, rồng rắn lên mây, nhảy bao bố, dung dăng dung dẻ…

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác