Giải SBT Vật lí 10 Cánh diều chủ đề 2 bài: II. Một số lực thường gặp

Hướng dẫn chủ đề 2 phần II Một số lực thường gặp trang 21 SBT vật lí 10. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

II. MỘT SỐ LỰC THƯỜNG GẶP

  • Hai lực cùng phương, ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật và có độ lớn bằng nhau là hai lực cân bằng.
  • Trọng lực là lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lực đặt vào trọng tâm của vật, có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống, độ lớn gọi là trọng lượng và tính bằng P = mg.
  • Lực ma sát luôn ngược hướng chuyển động.
  • Vật chuyển động trong nước hoặc không khí chịu tác dụng lực cản của môi trường ngược hướng chuyển động.
  • Lực đẩy Archimedes có xu hướng đẩy vật lên phía trên khối chất lỏng hoặc chất khí.
  • Lực căng dây xuất hiện khi dây bị kéo căng, có phương dọc theo dây, chiều chống lại xu hướng bị kéo dãn. Lực đàn hồi của lò xo là lực căng của lò xo.
  • Vật rơi nhanh dần dưới tác dụng của trọng lực thì lực cản của không khí cũng tăng dần. Khi lực cản bằng trọng lực thì vật đạt tốc độ ổn định.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

2.12 Cặp lực nào sau đây là cặp lực cân bằng?

A. Hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, ngược chiều.

B. Hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, cùng chiều.

C. Hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

D. Hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.

2.13 Vật có trọng tâm không nằm trên vật là

 

2.14 Trường hợp nào sau đây đã thực hiện biện pháp làm giảm ma sát?

A. Đế giày, dép thường có các rãnh khía.

B. Quần áo được là phẳng sẽ giảm bám bụi hơn quần áo không được là.

C. Mặt bảng viết phấn có độ nhám.

D. Rải cát lên mặt đường bị loang dầu.

2.15 Một tàu thủy bắt đầu rời cảng, động cơ của tàu được vận hành để tàu đạt được tốc độ ổn định sau một thời gian. Hình nào sau đây mô tả đúng dạng đồ thị tốc độ - thời gian của tàu thủy?

2.16 Hình 2.1a và hình 2.1b biểu diễn các lực tác dụng lên một ô tô tại hai thời điểm.

a) Hình nào biểu diễn các lực tác dụng lên ô tô khi đang tăng tốc sang phải theo phương ngang? Giải thích?

b) Hình còn lại biểu diễn các lực tác dụng lên ô tô khi hãm phanh. Hãy gọi tên các lực tác dụng lên ô tô trên hình biểu diễn đó.

2.17 Một vật được treo vào đầu một sợi dây như hình 2.2.

a) Nêu cách làm để chứng tỏ có lực khác cân bằng với trọng lực đã tác dụng lên vật khi vật được treo đứng yên.

b) Sợi dây treo quá mảnh, dây đứt. Vật sẽ chuyển động như thế nào? Nhận xét về các lực tác dụng lên vật ngay trước khi biến đổi chuyển động do dây đứt.

c) Sợi dây treo là dây cao su co giãn tốt. Dùng tay kéo vật mạnh xuống dưới cho dây giãn ra và thả tay. Vật sẽ chuyển động như thế nào? Nhận xét về các lực tác dụng lên vật ngay trước khi thả tay.

2.18 Nêu và giải thích một tình huống trong đó trọng lượng của một vật thay đổi trong khi khối lượng của nó không đổi.

2.19 Ước lượng khối lượng và ước tính trọng lượng của mỗi vật sau đây trên bề mặt Trái Đất, lấy g = 10 m/s$^{2}$:

a) Một lít nước.

b) Một quyển vở 120 trang.

c) Một học sinh lớp 10.

d) Xe tải loại 20 tấn.

2.20 Dùng mũi tên biểu diễn các lực sau:

a) Lực đẩy của nước lên cột mốc phao trên mặt biển.

b) Lực cản trở chuyển động của khúc gỗ đang được kéo trên mặt đường.

c) Lực của sợi dây cáp nối giữa xe cứu hộ và ô tô gặp sự cố.

d) Lực gây khó khăn nếu cầm ô khi đi xe máy.

2.21 Ném một quả bóng tennis lên theo phương thẳng đứng. Biểu diễn các lực tác dụng lên quả bóng khi:

a) Quả bóng di chuyển lên trên.

b) Quả bóng rơi nược trở lại.

2.22 Lực phát động lớn nhất của một mẫu ô tô đạt được trong điều kiện thử nghiệm là F = 500 N. Cho rằng lực cản không khí F$_{c}$ tác dụng lên ô tô phụ thuộc vào tốc độ của nó theo biểu thức: F$_{c}$ = 0,2v$^{2}$, trong đó v là tốc độ tính bằng m/s. Xác định tốc độ khi ổn định của ô tô này trong điều kiện thử nghiệm.

2.23 Trong cuộc đua, những người trượt tuyết xuống dốc muốn đi càng nhanh càng tốt. Hãy tìm cách để tăng tốc độ của người trượt tuyết đối với từng yếu tố sau:

a) Ván trượt.

b) Quần áo.

c) Độ dốc.

d) Cơ bắp của vận động viên.

2.24 Trong môn nhảy dù nghệ thuật, những người nhảy dù nhảy lần lượt từ máy bay cách nhau vài giây sau đó cần bắt cặp lại với nhau để tạo hình nghệ thuật.

Để hai người nhảy dù bắt cặp được với nhau thì trong khi họ rơi xuống, người thứ hai phải đuổi kịp người thứ nhất.

a) Nếu một người có khối lượng lớn hơn người kia thì người nào nên nhảy trước? Giải thích.

b) Nếu hai người có khối lượng như nhau, thì người thứ nhất vfa người thứ hai cần làm gì để hai người có thể bắt cặp được với nhau?

2.25 Treo một quả cân vào lực kế thì lực kế chỉ 2,5 N. Vẫn treo quả cân đó nhưng nhúng ngập nó vào nước (hình 2.3) thì thấy lực kế chỉ 1,9 N. Sự thay đổi số chỉ của lực kế cho biết điều gì về lực tác dụng lên quả cân?

2.26 Có thể xảy ra ba trường hợp đối với trọng lượng P của vật và độ lớn lực đẩy Archimedes $F_{A}$ khi vật được thả vào trong chất lỏng. Ghép đúng biểu thức so sánh độ lớn của hai lực với câu mô tả trạng thái tương ứng của vật.

a. P > F$_{A}$1. Vật chuyển động lên trên mặt thoáng (nổi lên)
b. P = F$_{A}$2. Vật chuyển động xuống dưới đáy (chìm xuống)
c. P < F$_{A}$3. Vật nằm lơ lửng trong chất lỏng (đứng yên)

2.27 Thí nghiệm đo lực cần để kéo vật lên bằng ròng rọc được bố trí như hình 2.4. Quả cân và lực kế được nối bằng sợi dây nhẹ, không giãn luồn qua ròng rọc cố định.

a) Mô tả các lực tác dụng lên quả cân.

b) Một học sinh nói rằng nếu giữ quả cân đứng yên thì số chỉ của lực kế chính là trọng lượng của quả cân. Điều này có đúng không? Tại sao?

2.28 Hình 2.5 mô tả một đoạn ống đường kính tiết diện D, chứa đầy nước và một viên bi sắt đường kính d được thả vào ống đang rơi qua đoạn ống này.

Khi viên bi chuyển động xuống thì nước di chuyển từ bên dưới viên bi lên trên, qua khe giữa viên bi và thành ống. Để kiểm tra xem lực cản của nước thay đổi như thế nào khi kích thước viên bi thay đổi, người ta tiến hành thí nghiệm và xác định được tốc độ chuyển động của viên bi tỉ lệ với chênh lệch tiết diện giữa ống và viên bi:

$v=k\Delta S$

Trong đó, $\Delta S=\pi \frac{D^{2}-d^{2}}{4}$ và k là hằng số

Hãy lập phương án thực hiện thí nghiệm khảo sát này với các thiết bị gợi ý sau:

  • Ống nhựa mềm chứa đầy nước.
  • Giá đỡ, kẹp, nam châm (để lấy bi sắt ra khỏi ống);
  • Một số bi sắt có kích thước khác nhau;
  • Đồng hồ bấm giờ;
  • Thước mét.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: giải SBT vật lí 10 sách mới, giải sbt vật lí 10 Cánh diều, giải sách bài tập cánh diều vật lí 10, giải chủ đề 2 phần II Một số lực thường gặp

Bình luận

Giải bài tập những môn khác