Giải SBT Lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo bài 27 Địa đạo Củ Chi

Giải chi tiết sách bài tập Lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 27: Địa đạo Củ Chi. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Em hãy khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng
1. Địa đạo Củ Chi toạ lạc tại tỉnh, thành phố

A. Cần Thơ
B. Thành phố Hồ Chí Minh
C. Hải Phòng
D. Trà Vinh
2. Địa đạo Củ Chi được bắt đầu từ giai đoạn kháng chiến
A. Chống thực dân Pháp
B. Chống quân phiệt Nhật
C. Chống đế quốc Mỹ
D. Chống thực dân Anh
3.  Địa đạo Củ Chi được đào sớm nhất tại xã nào của huyện Củ Chi?
A. Hoà Phú
B. Tân Thông Hội
C. Phước Hiệp
D. Tân Phú Trung
4. Ngày nay, Di tích Địa đạo Củ chi được bảo tồn ở khu vực nào của huyện Củ Chi?

A. Bến Dược
B. Bến Đình
C. Cả A và B đúng
D. Cả A và B sai

Câu 2: Đọc đoạn thông tin bên dưới và phát biểu cảm nghĩ của em về sự anh dũng của quân dân Củ Chi

“Sự ngoan cường của du kích Củ Chi làm thế giới kinh ngạc. Tác giả J.P.Ha - ri - son( J.P.Harrison) mô tả: “Có một số vùng bị bắn phá bình quân 27 trái bom trên một mét vuông. Thế mà tại một làng ( An Phú) nằm trong mục tiêu đó, một toán gồm sáu chiến sĩ kháng cự trong tám ngày chống lại 8000 quân Mỹ trong khoảng đất một cây số vuông nhờ hệ thống địa đạo và hầm hố chằng chịt…..”

( J.P.Ha - ri - son, dẫn theo Lịch sử Nam Bộ kháng chiến tập 2 giai đoạn 1954 - 1975, trang 479)

Câu hỏi: Nêu cảm nghĩ của em về sự anh hùng của quân dân Củ Chi

Câu 3: Em hãy sưu tầm một câu chuyện lịch sử về việc đào hầm ở Củ Chi mà em ấn tượng và cho biết tại sao em chọn câu chuyện này

Câu 4: Em hãy nối hình ảnh (ở cột A) với thông tin (ở cột B) cho phù hợp

Cột A

Cột B

A. Hầm chông được xây dựng như một cái bẫy quân địch, được ngụy trang bằng lá cây, cỏ tự nhiên. Hầm chông được bố trí nhiều ở các cửa hầm

B. Hầm quân y, hầm giải phẫu được sử dụng như một trạm xá để chữa trị cho các thương binh. Bên trong hầm có các giường bệnh nhỏ và tủ để đựng các vật dụng  cứu thương

C. Bếp Hoàng Cầm có không gian hẹp gồm tử gỗ, củi khô, nồi niêu,.... Bếp có nhiều đường rãnh thoát khói, nối liền với lò bếp, bên trên rãnh đặt những cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Đặc điểm này giúp làm tan loãng khói bếp tỏa ra khi nấu ăn, nhằm tránh sự phát hiện của quân địch

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác