Giải SBT Lịch sử 11 chân trời bài 13: Việt Nam và Biển Đông

Giải chi tiết, cụ thể SBT Lịch sử 11 sách Chân trời sáng tạo bài 13 Việt Nam và Biển Đông. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng. 

1. Việt Nam giáp với Biển Đông ở ba phía 

A. đông, tây và tây nam. 

B. đông, nam và tây nam. 

C. tây, bắc và đông nam. 

D. tây, bắc và đông nam. 

2. Một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất, đem lại lợi ích kinh tế to lớn ở thềm lục địa Việt Nam là 

A. dầu khí. 

B. nham thạch. 

C. vàng. 

D. bạc. 

3. Việt Nam có thể khai thác để phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như: khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản, khai thác dầu khí hàng hải, du lịch,... trên cơ sở 

A. hợp tác với khu vực khai thác nguồn tài nguyên ở Biển Đông. 

B. vị trí địa chiến lược và kinh nghiệm khai thác tài nguyên. 

C. vị trí địa lí và nguồn tài nguyên phong phủ của Biển Đông. 

D. vị trí địa lí và khả năng kiểm soát, chi phối Biển Đông. 

4. Việt Nam được xem là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển trong khu vực và trên thế giới vì 

A. cấu trúc đường bờ biển đẹp, khúc khuỷu, dịch vụ du lịch hiện đại. 

B. khí hậu mát mẻ, làng nghề phong phú, dịch vụ du lịch phát triển cao. 

C. cấu trúc đường bờ biển thăng đều, bãi biển rộng và sạch, có nhiều điểm du lịch nổi tiếng. 

D. cấu trúc đường bờ biển đa dạng, bãi biển cát trắng, có nhiều hang động. vũng vịnh nổi tiếng. 

5. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trên Biển Đông là 

A. In-đô-nê-xi-a. 

B. Thái Lan. 

C. Việt Nam. 

D. Lào. 

6. Cho đến thế kỉ XVII, việc xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa diễn ra 

A. đứt đoạn, rời rạc và không có tranh chấp. 

B. liên tục, hoà bình và không có tranh chấp 

C. chủ yếu bằng con đường ngoại giao, hoà bình. 

D. chủ yếu bằng con đường chiến tranh, xung đột.

7. Các chúa Nguyễn thực hiện các hoạt động quản lí, khai thác liên tục ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua các đội 

A. Hoàng Sa và Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quân. 

B. Trường Sa và Bắc Hải do đội Trường Sa kiêm quản. 

C. Trường Sa và Hoàng Sa do đội Trường Sa kiêm quản. 

D. Trường Sa và Hoàng Sa do đội Hoàng Sa kiêm quản. 

8. Quần đảo Hoàng Sa còn có tên gọi khác là 

A. Vạn Lý Trường Sa. 

B. Vạn Lý Hoàng Sa. 

C. Bãi Cát Vàng. 

D. vùng Đất Vàng. 

9. Chính quyền thuộc địa Pháp thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo tinh thần của Hiệp ước 

A. Pa-to-not. 

B. Giáp Tuất. 

C. Nhâm Tuất 

D. Hắc-măng. 

10. Thông điệp quốc tế đầu tiên khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa diễn ra tại 

A. kì họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 1954. 

B. kì họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 9 – 1975. 

C. Hội nghị Xan Phran-xi-xco ngày 7 – 9 – 1951. 

D. trụ sở Liên hợp quốc, khi Việt Nam được kết nạp năm 1977. 

11. Ngày 14 – 2 – 1975, Việt Nam Cộng hoà (Chính quyền Sài Gòn) công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với 

A. quần đảo Hoàng Sa. 

B. quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 

C. quần đảo Trường Sa. 

D. toàn bộ các đảo thuộc khu vực Biển Đông, 

12. Hiện nay, một trong những biện pháp quan trọng của Việt Nam trong thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông là 

A. đàm phán, kí hiệp định song phương phù hợp với pháp luật Việt Nam. 

B. đàm phán, kí hiệp định đa phương, vì lợi ích cốt lõi của mỗi quốc gia. 

C. đấu tranh bằng biện pháp hoà bình phù hợp với pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS. 

D. sử dụng biện pháp hoà bình, phù hợp với Hiến chương ASEAN và luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS.

Câu 2. Em hãy giải chữ hàng ngang dựa theo những gợi ý dưới đây và tìm ô chữ chủ. 

1. (6 chữ câu: Vịnh biển được xem là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. 

2. (8 chữ cái): Tình nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, có điểm cực Đông trên đất liền của nước ta. 

3. (3 chữ cái): Địa phương có bộ Cửu đỉnh được đúc trong hai năm (1835 – 1837) dưới thời vua Minh Mạng, khắc 3 vùng biển của Việt Nam. 

4. (6 chữ cái): Một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở thềm lục địa Việt Nam với nhiều bể trầm tích. 

5. (11 chữ cái):Vịnh và đảo nào kết hợp tạo thành 1 trong 21 khu du lịch quốc gia đầu tiên ở Việt Nam. 

6. (8 chữ cái): Tính chất của quần đảo có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 

7. (11 chữ cái): Lễ hội biển nổi tiếng diễn ra hằng năm của cư dân vùng biển miền Trung và miền Nam Việt Nam từ Quảng Bình đến Cà Mau. 

8. (13 chữ cái): Vai trò của hệ thống đào, quần đảo có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Ô chữ chủ (15 chữ cái): Một trong những nghi lễ truyền thống của làng An Vĩnh và các tộc họ trên đảo Lý Sơn, được đưa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia là

Câu 3. Chọn các từ hoặc cụm từ cho sẵn dưới đây, điền vào chỗ trống (...) trong đoạn thông tin cho phù hợp. 

bình an

chủ quyền lãnh thổ

văn hoá

Hoàng Sa

nhân văn

người sống

Người dân Lý Sơn đến nay vẫn lưu truyền câu ca: 

“Hoàng Sa trôi nước mênh mông

Người đi thì có mà không thấy về

Hoàng Sa mây nước bốn bề

Tháng hai ba khao lề thế lính Hoàng Sa”

Từ thực tiễn mất mát hi sinh trong quá trình bảo vệ biển đảo đã hình thành một nghi lễ mang đậm tính ……………….. của người dân Lý Sơn -  cúng thế cho ……………….. để cầu mong người đi được bình an trở về quê hương, bán quán. Có thể khẳng định nguồn gốc sâu xa của "Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ngày nay là nghi lễ cúng thể lính" xưa của nhân dân làng An Vĩnh và các tộc họ trên đảo Lý Sơn để cầu ……………….. cho người lính Hoàng Sa trước khi đội lên đường làm nhiệm vụ. 

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ ……………….. của Việt Nam trên vùng Biển Đông, đặc biệt là chủ quyền đổi với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa. Nghi lễ này gần liền với lịch sử ra đời và hoạt động của đội ……………….., với lịch sử chủ quyền lãnh thổ trên vùng Biển Đông của Việt Nam, góp phần khơi dậy lòng yêu nước, bảo tồn các giá trị ………………... và cố kết cộng đồng. Tháng 4 – 2013, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã kí quyết định đưa Lễ khao lễ thế lính Hoàng Sa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Câu 4. Hoàn thành sơ đồ dưới đây về tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam. 

TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐỒNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM

QUỐC PHÒNG, AN NINH

- Căn cứ tiền tiêu: 

- Tuyến phòng thủ hướng Đông:..... 

- Bảo vệ an ninh hàng hải và chủ quyền lãnh thổ:

NGÀNH KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

- Khai thác tài nguyên khoáng sản: 

- Công nghiệp khai khoáng... 

- Giao thông hàng hải: .... 

- Giao thương quốc tế và hội nhập văn hoá: .....

- Du lịch biển:

Câu 5. Hoàn thành sơ đồ dưới đây về quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. 

Trước năm 1834

1884-1945

1945-1954

1954-1975

Từ năm 1976 đến nay

     

Câu 6. Nối các thông tin ở cột A với thời gian ở cột B cho phù hợp. 

Cột A

Cột B

1. Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (năm 1977) của Việt Nam

A. Tháng 10 – 2018

2. Luật Biên giới quốc gia khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

B. Năm 1977

3. Luật Biển Việt Nam.

C. Năm 2018

4. Luật Cảnh sát biển Việt Nam.

D. Năm 2003

5. Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

E. Năm 2012, có hiệu lực từ ngày 1-1-2013

 

G. Năm 2013

Câu 7. Quan sát hình và đọc các đoạn thông tin dưới đây, hãy thực hiện các yêu cầu. 

Năm 1988, Bưu chính Việt Nam đã phát hình bộ tem “Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa" do hoạ sĩ Trần Lương thiết kế với hình ảnh “Đội Hoàng Sở thời Nguyễn canh giữ biển đảo nơi đây.

 

Bản đồ lớn bên trái do HV. Lang-dân về quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa với tên Ide Pracel (1595); bản đồ nhỏ là “Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa với tên “Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa.

Tem “Tàu cảnh sát biển Việt Nam" được thiết kế tràn lề bởi hoạ sĩ Nguyễn Du thể hiện quá trình trưởng thành của lực lượng Cảnh sát biển từ lớp tàu phóng lôi chuyển đổi do nước ngoài cung cấp đến các thế hệ tàu hiện đại do Việt Nam tự đóng.

Bộ tem “Việt Nam thống nhất do Đỗ Việt Tuấn, Nguyễn Văn Hiệp thiết kế (1976), khắc họa bản đồ Việt Nam thống nhất có hình ảnh quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trên nền trống đồng Đông Sơn.

1. Viết một đoạn văn ngắn khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

2. Nếu một số biện pháp em có thể thực hiện được để góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia. 

Câu 8. Tìm hiểu tư liệu trên sách, báo, internet và đọc đoạn thông tin dưới đây, nếu nét chính về diễn biến và ý nghĩa của sự kiện các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14 – 3 – 1988. 

Hình bên là Đài tưởng niệm “Những người nằm lại phía chân trời" trong Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (huyện Can Lâm, tỉnh Khánh Hoà được xây dựng và khánh thành năm 2017 Hình tượng các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam chiến đấu sát cánh bên nhau được đặt trên đổi cát cao, đã thắp sáng ngọn lửa yêu nước, tỉnh thần đoàn kết dân tộc và phát huy truyền thống gìn giữ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: sbt lịch sử 11, giải sbt lịch sử 11 ctst, lịch sử 11 chân trời, sách chân trời sáng tạo

Bình luận

Giải bài tập những môn khác