Đáp án Lịch sử 11 Chân trời bài 13 Việt Nam và Biển Đông

Đáp án bài 13 Việt Nam và Biển Đông. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 13: VIỆT NAM VÀ BIỂN ĐÔNG

1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM.

a) Về quốc phòng, an ninh

CH: Biển Đông có ảnh hưởng đến Việt Nam về mặt quốc phòng, an ninh như thế nào?

Gợi ý đáp án:

+ Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.

+ Hệ thống các đảo, quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông gồm nhiều tầng, nhiều lớp, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, giúp Việt Nam kiểm soát các tuyến đường biển qua lại trên Biển Đông

b, Sự phát triển các ngành kinh tế trọng điểm

2. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA.

a) Qúa trình xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

CH: Lập bảng xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông theo các mục thời gian, chính quyền, hoạt động chủ yếu. 

Gợi ý đáp án:

Thời gian

Chính quyền

Hoạt động chủ yếu

Thế kỉ XVII - XVIII

Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong của Đại Việt

- Đặt quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước (thuộc phủ Quảng Nghĩa – tỉnh Quảng Ngãi ngày nay).

- Lập các hải Đội Hoàng Sa và Bắc Hải để thực hiện các nhiệm vụ: khai thác sản vật quý; thu lượm hàng hóa

Cuối thế kỉ XVIII

Chính quyền Tây Sơn

- Tiếp tục duy trì hoạt động của hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải.

1802 - 1884

Nhà Nguyễn

- Đặt quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước 

- Tái lập lại hải đội Hoàng sa và Bắc Hải.

- Cử đội Hoàng sa, Bắc Hải kết hợp với thủy quân triều đình ra quần đảo để các nhiệm vụ 

1884 - 1954

Chính quyền thuộc địa Pháp

- Tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, thông qua nhiều hoạt động

1954 - 1975

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa

- Phản đối các hành động lấn chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc.

- Công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

1975 - nay

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Tiếp tục quản lí và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

b) Cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

CH1: Việt Nam giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông theo xu hướng nào? 

Gợi ý đáp án:

Việt Nam chủ trương giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình với tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế.

CH2: Quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông diễn ra như thế nào?

Gợi ý đáp án:

Việt Nam luôn thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

- Một số hoạt động tiêu biểu của Việt Nam trong quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông là:

+ Thứ nhất, đàm phán và kí với các nước láng giềng một số văn kiện ngoại giao quốc tế về biển

+ Thứ hai, xây dựng và đệ trình lên Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên hợp quốc (CLCS) các báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa.

+ Thứ ba, kiên trì yêu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS), coi đây là cơ sở cho việc giải quyết bất đồng giữa các bên.

+ Thứ tư, kiên trì, kiên quyết nêu các quan điểm trên, đấu tranh bằng các biện pháp hoà bình phù hợp luật pháp quốc tế.

+ Thứ năm, các lực lượng chức năng của Việt Nam thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam phù hợp luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam.

+ Thứ sáu, phối hợp hành động với các nước vì mục đích phát triển bền vững; duy trì các cơ chế về hợp tác cùng phát triển với các nước ven Biển Đông.

3. CHỦ TRƯƠNG CỦA VIỆT NAM GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG BẰNG BIỆN PHÁP HÒA BÌNH.

a) Những văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền

CH: Kể tên những văn bản pháp lí về chủ quyền biển của Việt Nam. 

Gợi ý đáp án:

+ Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (1977).

+ Tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm (năm 1982).

+ Luật Biên giới quốc gia khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa (năm 2003).

+ Luật Biển Việt Nam (năm 2012, có hiệu lực từ ngày 1/1/2013).

b) Tham gia Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS)

CH: Nêu nội dung chính của Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc.

Gợi ý đáp án:

- Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (gọi tắt là UNCLOS 1982), kí ngày 10/12/1982, có hiệu lực từ ngày 16/11/1994, là một văn kiện pháp lí đa phương đồ sộ, bao gồm 320 Điều khoản và 9 Phụ lục, với hơn 1000 quy phạm pháp luật.

- Nội dung chính của Công ước Luật Biển năm 1982:

+ Bao quát toàn diện tất cả những vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lí của biển và đại dương thế giới.

+ Xác định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi quốc gia đối với các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, cũng như đối với các vùng biển nằm ngoài phạm vi thuộc quyền tài phán quốc gia.

- Công ước Luật Biển năm 1982 được coi là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất trong lĩnh vực luật pháp quốc tế của thế kỉ XX và Công ước đã tạo ra một trật tự pháp lí mới trên biển, tương đối công bằng và được thừa nhận rộng rãi.

c) Ban hành luật Biển Việt Nam năm 2012

CH: Ý nghĩa của việc ra đời luật Biển Việt Nam. 

Gợi ý đáp án:

- Ý nghĩa: Ban hành Luật Biển Việt Nam là hoạt động lập pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lí của Việt Nam về biển, đảo; lần đầu tiên Việt Nam có văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lí của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng UNCLOS; Tạo cơ sở pháp lí quan trọng để Việt Nam thực hiện quản lí, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của mình.

d) Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)

CH: Sự tham gia DOC của Việt Nam diễn ra như thế nào? 

Gợi ý đáp án:

Việt Nam tích cực tham gia soạn thảo và thương lượng nội dung các quy định trong DOC, tuân thủ các cam kết trong DOC

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập

CH: Từ năm 1976 đến nay, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên cơ sở lịch sử nào để tiếp tục quản lí trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa? 

Gợi ý đáp án:

+ Các nguồn sử liệu tin cậy, có giá trị pháp lí cao của Việt Nam và nước ngoài

+ Những hoạt động xác lập, quản lí, thực thi và bảo vệ chủ quyền một cách liên tục của các chính quyền, nhà nước ở Việt Nam qua các thời kì lịch sử.

Vận dụng

CH: Công cuộc thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông có ý nghĩa như thế nào đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hiện nay?

Gợi ý đáp án:

+ Đảm bảo sự ổn định về an ninh quốc phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

+ Góp phần vào việc xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển giữa các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác