Câu 2.16: Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất vôi sống là đá vôi trong tự nhiên hay các nguồn calcium carbonate (CaCO3) có nguồn gốc sinh vật như san hô, vỏ các loài thân mềm,... Nhiên liệu để cung cấp nhiệt cho các lò nung vôi đầu tiên là gỗ, củi; sau này thường dùng nhiên liệu là than đá hoặc than cốc.
Ở nhiệt độ từ khoảng 500 °C, CaCO3 bắt đầu bị phân huỷ bởi nhiệt và quá trình phân huỷ xảy ra mạnh ở nhiệt độ khoảng từ 900 đến 1 000 °C.
Trong thực tế sản xuất, người ta thường để kích thước hạt của nguyên liệu khá lớn (60 - 150 mm). Do vậy, để phân huỷ hoàn toàn khối calcium carbonate cần nhiệt độ khá cao (900 - 1 400 °C).
Trong công nghiệp, lò được xây bằng gạch chịu lửa và sản xuất theo công nghệ nung liên tục. Lò nung vôi công nghiệp có ưu điểm là sản xuất vôi liên tục và không gây ô nhiễm không khí. Sau một thời gian nhất định, đá vôi và than được nạp lại vào lò, vôi sống được lấy ra qua cửa ở đáy lò, khí CO2 được thu qua cửa ở miệng lò và sử dụng sản xuất muối carbonate, nước đá khô.
a) Trong các quá trình sau đây, quá trình nào là biến đổi vật lí, quá trình nào là biến đổi hoá học?
(1) Đốt cháy củi, than đá, than cốc.
(2) Phân huỷ đá vôi ở nhiệt độ cao thành vôi sống.
(3) Vôi sống nóng để nguội.
(4) Khí carbon dioxide nóng bay lên và được thu ở cửa miệng lò theo đường ống dẫn.
(b) Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Than đá cháy là phản ứng toả nhiệt; phân huỷ đá vôi là phản ứng thu nhiệt.
B. Than đá cháy là phản ứng thu nhiệt; phân huỷ đá vôi là phản ứng toả nhiệt.
C. Than đá cháy và phân huỷ đá vôi đều là phản ứng toả nhiệt.
D. Than đá cháy và phân huỷ đá vôi đều là phản ứng thu nhiệt.
c) Bạn An nói, để tiết kiệm nhiên liệu cần đóng kín các cửa lò, hạn chế nhiệt thất thoát ra ngoài. Ý kiến của bạn An có đúng không?
Bình luận