Giải SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 Kết nối bài 9 Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo

Giải chi tiết sách bài tập SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 Kết nối tri thức bài 9 Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo . Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 1: Nêu ý nghĩa của nhìn, nghe, phát hiện địch và chỉ mục tiêu.

Bài tập 2: Đâu là yêu cầu khi lợi dụng địa hình, địa vật?

A. Tập trung tư tưởng, có ý thức cảnh giác cao.

B. Ngụy trang phù hợp với màu sắc địa hình xung quanh, không làm thay đổi hình dáng và rung động vật lợi dụng.

C. Triệt để lợi dụng địa vật đột xuất. 

D. Hành động khôn khéo, bí mật, thận trọng

Bài tập 3: Khi chọn vị trí nhìn ban ngày nên

A. chọn nơi cao, kín đáo, có tầm nhìn xa và rộng.

B. chọn nơi thấp, kín đáo. 

C. chọn nơi địa hình trống trải.

D. chọn nơi địa hình rậm rạp.

Bài tập 4: Khi chọn vị trí nhìn ban đêm nên

A. chọn nơi cao để nghe tiếng động do địch phát ra, dễ quan sát, phát hiện các mục tiêu trên cao.

B. chọn nơi thấp để nghe tiếng động do địch phát ra, dễ quan sát, phát hiện các mục tiêu trên cao.

C. chọn nơi địa hình trống trải.

D. chọn nơi địa hình rậm rạp.

Bài tập 5: Cách nhìn nào dưới đây đúng?

A. Khi nhìn, phải nhìn kĩ từ gần đến xa, từ phải qua trái và ngược lại để phán đoán nơi địch có thể lợi dụng hoặc dấu vết nghi ngờ có địch. 

B. Khi nhìn, phải nhìn lướt qua một lượt từ xa đến gần, từ phải qua trái và ngược lại để phán đoán nơi địch có thể lợi dụng hoặc dấu vết nghi ngờ có địch. 

C. Khi nhìn, phải nhìn kĩ từ xa đến gần, từ phải qua trái và ngược lại để phán đoán nơi địch có thể lợi dụng hoặc dấu vết nghi ngờ có địch.

D. Khi nhìn, phải nhìn lướt qua một lượt từ gần đến xa, từ phải qua trái và ngược lại để phán đoán nơi địch có thể lợi dụng hoặc dấu vết nghi ngờ có địch.

Bài tập 6: Khi chọn vị trí nghe nên

A. chọn những nơi tương đối yên tĩnh.

B. chọn nơi địa hình trống trải. 

C. chọn nơi địa hình có vật chắn ngăn cách.

D. chọn nơi địa hình rậm rạp.

Bài tập 7: Cách nghe nào dưới đây đúng khi có những vật dẫn tiếng động tốt như mặt đất rắn, mặt đường, đường ray xe lửa? 

A. Không nên áp tai vào vật đó để nghe.

B. Nên áp tai vào vật đó để nghe được rõ và xa.

C. Để tai cách vật đó khoảng 20 cm. 

D. Dùng tay làm phễu rồi để sát vật đó.

Bài tập 8: Cách nghe nào dưới đây đúng khi cần nghe tiếng động sát phía bên kia vật chân như vách nhà, bờ tường?

A. Để tai cách vật đó khoảng 5 cm.

B. Để tai cách vật đó khoảng 15 cm.

C. Nên áp tai vào vật đó để nghe được rõ. 

D. Dùng tay làm phễu rồi để sát vật đó.

Bài tập 9: Trong trường hợp mưa, gió cách nghe như thế nào dưới đây đúng?

A. Nên chọn nơi địa hình cao.

B. Nên chọn nơi địa hình thấp.

C. Nên chọn nơi địa hình trống trải.

D. Dùng bàn tay làm phẫu úp sát vào vành tai và để hở một ít đề nghe được rõ.

Bài tập 10: Cho biết những dấu hiệu để phán đoán, phát hiện địch

Bài tập 11: Cách chỉ mục tiêu nào dưới đây đúng trong trường hợp ban đêm hoặc trong điều kiện tầm nhìn bị hạn chế?

A. Dùng vật chuẩn.

B. Dùng đạn vạch đường.

C. Dùng ám hiệu.

D. Cả A, B và C.

Bài tập 12:  Nêu ý nghĩa của truyền tin liên lạc, báo cáo.

Bài tập 13: Yêu cầu nào dưới đây đúng khi lợi dụng địa hình, địa vật?

A. Nhanh chóng, bí mật, kịp thời

B. Nguy trang phù hợp với màu sắc địa hình xung quanh, không thay đổi hình dáng và rung động vật lợi dụng.

C. Nhớ các kí hiệu, ám hiệu đã quy định. 

D. Hành động khôn khéo, bí mật thận trọng.

Bài tập 14: Trong hành quân ban ngày, cách truyền tin, báo cáo nào dưới đây đúng? 

A. Khi còn xa địch có thể dùng lời nói để truyền tin nhưng phải bảo đảm ngắn gọn, rõ, đủ và chính xác.

B. Khi còn xa địch chỉ dùng tín hiệu để truyền tin.

C. Khi gần địch, chỉ dùng kí, tín, âm hiệu để truyền tin. 

D. Khi gần địch, không nên đến sát người phía sau hoặc trước mà nói to để mọi người nghe được.

Bài tập 15:  Khi nhận các nội dung truyền tin liên lạc, báo cáo từ người chỉ huy. người chiến sĩ phải làm gì?

Bài tập 16:  Khi làm nhiệm vụ truyền tin liên lạc, báo cáo bất ngờ gặp địch trên dọc đường hoặc bị không quân, pháo binh địch đánh phá, người chiến sĩ phải làm gì?

Bài tập 17: Trong chiến đấu, khi dùng ám hiệu bằng màu sắc để nhận nhau như đèn pin, pháo hiệu, đốt lửa, vải trắng... phải chú ý những điểm gì?

Bài tập 18: Chọn vị trí nhìn ban ngày và ban đêm khác nhau như thế nào?

Bài tập 19: Khi ở xa địch, có thể sử dụng những phương pháp truyền tin nào?

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 sách kết nối tri thức, Giải SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 Kết nối tri thức bài 9 Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo. Giải SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác