Giải SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 Kết nối bài 3 Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc

Giải chi tiết sách bài tập SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 Kết nối tri thức bài 3 Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc . Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 1: Bộ luật Hình sự năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm nào cho sau đây? 

A. 01/01/2017.

B. 01/07/2017.

C. 01/01/2018.

D. 01/07/2018.

Bài tập 2: Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), nhận định nào dưới đây đúng về tuổi trách nhiệm hình sự? 

A. Người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác. 

B. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định khác.

D. Người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm từ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Bài tập 3: Đâu không phải là cách thức hoạt động phổ biến của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội ở Việt Nam hiện nay?

A. Sử dụng vũ khí, công cụ, phương tiện trong hoạt động.

B. Cấu kết thành các băng nhóm, tổ chức để hoạt động.

C. Hoạt động cố định tại một khu vực.

D. Sử dụng công nghệ cao trong quá trình hoạt động phạm tội.

Bài tập 4: Các đối tượng phạm tội có mục đích nào sau đây khi sử dụng không gian mạng để đăng thông tin độc hại?

A. Tăng thêm tính đoàn kết cộng đồng. 

B. Ngăn chặn, làm giảm tội phạm.

C. Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

D. Kích thích kinh tế phát triển.

Bài tập 5: Luật An ninh mạng nghiêm cấm việc sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi nào dưới đây? 

A. Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. Xuyên tạc lịch , nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.

C. Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi truỵ, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng.

D. Cả A, B và C.

Bài tập 6: Hành vi nào dưới đây là hành vi phạm tội sử dụng công nghệ cao?

A. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

B. Đánh bạc, tổ chức đánh bạc trên không gian mạng. 

C. Mỗi giới mại dâm trên không gian mạng.

D. Cả A, B và C.

Bài tập 7: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), có bao nhiêu tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông? 

A. 8.

B. 9.

C. 10.

D. 11.

Bài tập 8: Hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội. vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống cộng đồng là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Tệ nạn xã hội.

B. Vi phạm pháp luật.

C. Vi phạm đạo đức.

D. Vi phạm quy chế.

Bài tập 9: Theo quy định tại khoản 1, Điều 321, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người nào đánh bạc trái phép có thể bị phạt tù từ

A. 1 đến 3 năm.

B. 6 tháng đến 3 năm.

C. 3 tháng đến 1 năm.

D. 6 tháng đến 1 năm.

Bài tập 10: Pháp luật nghiêm cấm hành vi nào dưới đây?

A. Khuyến khích trẻ em tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh. 

B. Lôi kéo người khác tham gia đánh bạc, sử dụng trái phép ma tuý.

C. Tích cực tuyên truyền về những tác hại của ma tuý.

D. Triệt phá cây thuốc phiện.

Bài tập 11: Điều em sẽ làm nếu phát hiện dấu hiệu tuyên truyền văn hoá phẩm đồi truỵ khi tham gia vào các nhóm trên mạng xã hội là 

A. làm ngơ, coi như không biết.

B. cùng tham gia những hoạt động đó.

C. phản ánh với bố mẹ, thầy cô giáo hoặc bảo cho công an địa phương. 

D. bao che, không tố giác những hành vi đó.

Bài tập 12: Học sinh có trách nhiệm nào dưới đây trong phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội?

A. Không tham gia các tệ nạn xã hội và hoạt động phạm tội sử dụng công nghệ cao dưới bất kỳ hình thức nào.

B. Thường xuyên học tập, nâng cao nhận thức về phòng chống các loại tệ nạn xã hội, tội phạm nói chung và tội phạm sử dụng công nghệ cao nói riêng.

C. Thực hiện các biện pháp phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội theo hướng dẫn của nhà trường, chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước.

D. Cả A, B và C.

Bài tập 13: Vào dịp Tết, Thắng rủ một số bạn cùng lớp về nhà đánh bài bằng hình thức tá lả (đánh phỏm). Hùng thấy vậy thì khuyên bạn: “Đánh bài ăn tiền là phạm tội đấy”. Thắng trả lời: "Đánh nhỏ 5 nghìn, 10 nghìn không bị sao đâu”. Theo em, việc làm của Thắng có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

Bài tập 14: Mặc dù đã uống rượu nhưng Quang (17 tuổi, hiện đang là học sinh lớp 11) vẫn sử dụng xe mô tô để tham gia giao thông. Quang bị tổ công tác thuộc Đội cảnh sát giao thông trật tự, Công an huyện X lập biên bản vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Ngay sau đó, Quang đã sử dụng tài khoản facebook cá nhân mang tên “Quang.E" để đăng tải và chia sẻ một bài viết vào các hội nhóm với nội dung: “Chưa có biên bản mà đã tịch thu tài sản của công dân, Công an huyện X làm việc ngồi trên pháp luật,...” nhằm mục đích nói xấu, xúc phạm uy tín, hình ảnh của lực lượng Công an.

Theo em, hành vi đăng tải thông tin trên của Quang có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 sách kết nối tri thức, Giải SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 Kết nối tri thức bài 3 Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc, Giải SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác