Giải SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 Kết nối bài 1 Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giải chi tiết sách bài tập SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 Kết nối tri thức bài 1 Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 1: Nội dung nào dưới đây thuộc về quan điểm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới? 

A. Giữ vững sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

B. Giữ vững sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. 

C. Giữ vững sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

D. Giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Bài tập 2: Theo Điều 1, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước 

A. độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. 

B. độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền hải đảo.

C. độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo và vùng biển.

D. độc lập, có chủ quyền, thống nhất bao gồm đất liền vùng biển và vùng trời.

Bài tập 3: Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo; trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. đường và mặt thẳng đứng theo đường đỏ để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo; vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

C. đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo; trong đó, có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển và vùng lòng đất.

D. ranh giới xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó, có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bài tập 4:  Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003, biên giới quốc gia trên đất liền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng

A. hệ thống các cột mốc.

B. hệ thống đường biên giới quốc gia.

C. hệ thống mốc quốc giới.

D. hệ thống mốc quốc giới và các hàng rào ngăn cách.

Bài tập 5: Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003, biên giới quốc gia trên biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hoạch định và đánh dấu bằng

A. các toạ độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài nội thuỷ, được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các Điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

B. các toạ độ trên bản đồ, là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam, được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các Điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

C. các toạ độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam, được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các Điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

D. các toạ độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền. lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam, được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. 

Bài tập 6: Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003, biên giới quốc gia trong lòng đất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển.

B. đường thẳng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.

C. mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống tâm Trái Đất.

D. mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.

Bài tập 7: Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003, biên giới quốc gia trên không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.

B. mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển.

C. đường thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời. 

D. mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền lên vùng trời.

Bài tập 8: Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003, khu vực biên giới trên đất liền gồm:

A. Những xã có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền.

B. Xã, phường, thị trấn có địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền.

C. Xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền.

D. Xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia.

Bài tập 9: Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003, khu vực biên giới trên biển được tính từ

A. biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính các xã giáp biển và đảo, quần đảo.

B. biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường.

C. biên giới vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo.

D. biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường. thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo.

Bài tập 10: Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003, khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc biên giới quốc gia có chiều rộng

A. 12 km tính từ biên giới quốc gia trở vào. 

B. 10 km tính từ biên giới quốc gia trở vào.

C. 10 km tính từ biên giới quốc gia trở ra.

D. 10 km tính từ biên giới quốc gia trở ra 12 km.

Bài tập 11: Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003, hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm ở khu vực biên giới?

A. Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

B. Xâm phạm tài nguyên thiên nhiên.

C. Bay vào khu vực cấm bay.

D. Cả A, B và C.

Bài tập 12: Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 được công bố vào ngày tháng năm nào cho dưới đây?

A. 12/10/1982.

B. 12/12/1982.

C. 10/12/1982.

D. 10/10/1982.

Bài tập 13: Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 chính thức có hiệu lực từ ngày tháng năm nào cho dưới đây?

A. 11/06/1994.

B. 11/11/1994.

C. 06/11/1994.

D. 16/11/1994.

Bài tập 14: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 vào ngày tháng năm nào cho sau đây?

A. 06/03/1994. 

B. 02/03/1994. 

C. 23/06/1994.

D. 06/06/1994.

Bài tập 15: Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia được xác định theo phương án nào cho dưới đây? 

A. Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước.

B. Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình: chiều rộng này không vượt quá 13 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước.

C. Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 22 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước.

D. Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 21 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước.

Bài tập 16: Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vùng tiếp giáp của mỗi quốc gia được xác định không được mở rộng quá bao nhiêu hải lí kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải?

A. 42 hải lý. 

B. 24 hải lý. 

C. 23 hải lý.

D. 25 hải lý.

Bài tập 17: Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vùng đặc quyền kinh tế của mỗi quốc gia được xác định không được mở rộng quá bao nhiêu hải li kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải?

A. 220 hải lý.

B. 210 hải lý.

C. 200 hải lý.

D. 218 hải lý.

Bài tập 18: Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, thềm lục địa quốc gia ven biển được xác định theo phương án nào cho dưới đây? 

A. Có thể kéo dài ít nhất 200 hải lý từ bờ biển, trường hợp cụ thể có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 360 hải lý.

B. Có thể kéo dài ít nhất 220 hải lý từ bờ biển, trường hợp cụ thể có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 350 hải lý.

C. Có thể kéo dài ít nhất 200 hải lý từ bờ biển, trường hợp cụ thể có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 500 hải lý.

D. Có thể kéo dài ít nhất 200 hải lý từ bờ biển, trường hợp cụ thể có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 350 hải lý.

Bài tập 19: Theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, vùng Biển Việt Nam bao gồm: 

A. Nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

B. Nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

C. Nội thuỷ, lãnh hải thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

D. Nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Bài tập 20:  Theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, vùng quốc tế là

A. tất cả các vùng biển nằm ngoài thềm lục địa của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. 

B. tất cả các vùng biển nằm ngoài lãnh hải của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

C. tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác.

D. tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 sách kết nối tri thức, Giải SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 Kết nối tri thức bài 1 Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Giải SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 11.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác