Câu 1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
1. Đặc điểm nào sau đây đúng với vùng thềm lục địa nước ta?
A. Rộng và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.
B. Rộng và bằng phẳng ở phía bắc và miền Trung, hẹp và sâu ở phía nam.
C. Rộng và bằng phẳng ở phía nam và miền Trung, hẹp và sâu ở phía bắc.
D. Rộng và bằng phẳng ở miền Trung, hẹp và sâu ở phía bắc và phía nam.
2. Việt Nam có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có hai quần đảo xa bờ là
A. quần đảo Hoàng Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) và quần đảo Trường Sa thuộc thành phố Đà Nẵng).
B. quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).
C. quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc thành phố Nha Trang).
D. quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Nha Trang) và quần đảo Trường Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng)
3. Ý nào sau đây đúng với đặc điểm khí hậu vùng biển nước ta?
A. Có tính chất cận xích đạo gió mùa.
B. Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 20oC
C. Nhiệt độ có xu hướng giảm dần từ vùng biển phía bắc xuống vùng biển phía nam.
D. Lượng mưa trung bình trên biến thấp hơn lượng mưa trung bình trên đất liền nước ta.
4. Gió trên Biển Đông thường thổi theo các hướng
A. đông bắc, tây nam và đông nam.
B. đông bắc, tây bắc và đông nam.
C. đông bắc, tây, tây bắc.
D. đông, tây nam và đông nam.
5. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm hải văn Biển Đông?
A. Gió mùa là nguyên nhân chủ yếu tạo nên dòng biển và sóng trên Biển Đông.
B. Sóng vào mùa hạ thường mạnh hơn mùa đông.
C. Nhiệt độ nước biển trung bình trên 23oC.
D. Độ muối bình quân của Biển Đông là 32 – 33%.
6. Yếu tố tự nhiên của môi trường biển ở nước ta gồm
A. nước biển, bờ biển và các bãi biển, thềm lục địa và đáy biển, đa dạng sinh học biển.
B. nước biển, đê biển, thềm lục địa và đáy biển, da dạng sinh học biển, bờ biển.
C. nước biển, bờ biển và các bãi biển, thềm lục địa và đáy biển, giàn khoan dầu khí.
D. nước biển, bờ biển và các bãi biển, cảng biển, đa dạng sinh học biển, đê biển.
Bình luận