13.1 Trên hình 13.1 vẽ một tia sáng SI chiếu tới một gương phẳng. Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 45°. Hãy vẽ tiếp tia phản xạ và tính góc phản xạ.
13.2 Cho bóng đèn LED nhỏ (S) nằm trước gương phẳng. Hãy xác định vùng đặt mắt để có thể quan sát được ảnh của bóng đèn.
13.3 Chiếu một tia sáng đến một gương phẳng. Biết tia phản xạ và tia tới hợp với nhau một góc 60°. Khi đó góc phản xạ có giá trị là
A. 150.
B. 30°.
C. 45°.
D. 60°.
13.4 Một tia sáng chiếu tới gương phẳng với góc tới là 30°. Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng sự phản xạ của tia sáng trên gương?
13.5 Cho đường truyền tia sáng như hình 13.2. Góc phản xạ có giá trị nào sau đây?
A. 0°.
B. 90°.
C. 180°.
D. Không xác định được.
13. 6 Hai gương phẳng G, và G, đặt song song với nhau, mặt phản xạ quay vào nhau. Tia tới SI được chiếu lên gương G, phản xạ một lần trên gương G (hình 13.3). Chứng minh tia tới SI song song với tia phản xạ cuối cùng trên gương G,.
13.7 Hai gương G, và G, đặt vuông góc với nhau, mặt phản xạ quay vào nhau. Tia tới SI được chiếu lên gương G, (hình 13.4) lần lượt phản xạ trên gương G, rồi trên gương G,. Chứng minh tia tới SI song song với tia phản xạ cuối cùng trên gương G2
13.8 Trong số các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo.
b) Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng hứng được trên màn ảnh.
c) Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có kích thước lớn hơn vật.
d) Khoảng cách từ ảnh tới gương bằng khoảng cách từ vật tới gương.
e) Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn ảnh.
13.9 Bằng hình vẽ hãy giải thích vì sao trong các tiệm cắt tóc người ta thường bố trí hai cái gương: Một cái treo trước mặt người cắt tóc và một cái treo hơi cao ở phía sau lưng ghế ngồi.
15.10 Mặt của miếng bìa ở hình 13.5 được đặt đối diện với mặt phẳng gương. Hình nào dưới đây là ảnh của miếng bìa trong gương?
15.11 Mặt của miếng bìa có hình cốc ở hình 13.6 được đặt đối diện với mặt phẳng gương. Hình nào dưới đây là ảnh của miếng bìa trong gương?
13.12 Trò chơi “Đặt đúng, bắn trúng”
Cho các vật dụng sau:
– Hộp bìa catton có đục lỗ để đặt được đèn laser và vẽ một mục tiêu lên thành hộp. - Một đèn laser nhỏ được đặt cố định trong hộp.
- 5 gương phẳng nhỏ.
- Băng dính hai mặt.
Dùng các vật dụng trên chế tạo bộ dụng cụ như hình 13.7.
Cách chơi:
– Người chơi dự đoán vị trí đặt 5 gương trên thành hộp.
– Dán các tấm gương phẳng lên các vị trí đã đánh dấu.
Ai đưa được vệt sáng của tia laser sau 5 lần phản xạ trên 5 gương gần mục tiêu nhất là người chiến thắng.
Lưu ý: Không để tia laser chiếu trực tiếp hoặc phản xạ vào mắt.
13.13
a) Khi đi tham quan nhà gương ở công viên, một bạn học sinh thấy một em bé ngồi trước hai gương phẳng ghép với nhau thì có rất nhiều ảnh trong gương (hình 13.8). Bạn học sinh đó thắc mắc không biết số ảnh trong gương phụ thuộc vào yếu tố nào? Em hãy đưa ra câu trả lời dự đoán.
b) Thực hiện thí nghiệm
Dụng cụ:
– 2 gương phẳng.
– 1 thước chia độ bằng bìa.
– 2 đoạn ống hút khoảng 4 cm.
Tiến hành:
Đặt hai gương vuông góc với thước chia độ sao cho hai gương hợp với nhau một góc nhọn. Đặt ống hút trong góc tạo bởi hai gương (hình 13.9). Thay đổi góc giữa các gương và đếm số ảnh được tạo bởi hệ gương rồi ghi kết quả như bảng dưới đây.
Từ số liệu vừa thu được, em có thể dự đoán công thức liên hệ giữa a và n không? Nếu có, hãy ghi lại biểu thức đó.
Bình luận