Giải ngắn gọn Địa lí 11 Cánh diều Bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á

Giải siêu ngắn ài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á sách lịch sử và địa lí 11 cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

MỞ ĐẦU

Tây Nam Á là khu vực có vị trí địa lí chiến lược, đặc điểm thiên nhiên độc đáo, dầu mỏ là thế mạnh của các nước trong khu vực. Đây là nơi ra đời của nhiều tôn giáo, nền văn hóa của khu vực có những đặc điểm riêng, Những đặc điểm trên có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực?

Trả lời:

  • Tài nguyên đa dạng, vị trí chiến lược quan trọng => thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu qua lại giữa các nước. 
  • Sự đa dạng về tôn giáo nên thường xuyên xảy ra các vấn đề về xung đột.
  • Nền văn học đậm đà bản sắc => tạo điều kiện phát triển du lịch.

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lí

Câu hỏi: Đọc và quan sát hình 14.1, hãy:

  • Trình bày đặc điểm và vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á.
  • Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á.

Trả lời:

Đặc điểm và vị trí địa lí:

Bao gồm: bán đảo Tiểu Á, bán đảo A-rập, đồng bằng Lưỡng Hà và một phần nội địa châu Á. Nằm ở phía Tây Nam châu Á, tiếp giáp với 3 châu lục: Á, Âu, Phi. 

Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội:

  • Thuận lợi: Có điều kiện phát triển kinh tế, ngành công nghiệp dầu khí, thuận lợi giao lưu với các nước.
  • Khó khăn: vấn đề xung đột, thời tiết khí hậu khắc nghiệt.

 

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Câu hỏi: Đọc thông tin, dựa vào bảng 14.1 và quan sát hình 14.1, hãy:

  • Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á.
  • Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á

Trả lời:

Đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á và ảnh hướng đến sự phát triển kinh tế- xã hội:

  • Địa hình, đất chủ yếu là núi và sơn nguyên => khó khăn cho phát triển nông nghiệp.
  • sông ngòi ngắn và ít nước. 
  • Khu vực này có đất xám, đất cát hoang mạc => gây khó khăn cho cho sản xuất nông nghiệp
  • Đồng bằng ít, phân bố ở giữa và ven các biển, hệ sinh vật nghèo nàn.
  • Khoáng sản phong phú, có trữ lượng lớn => phát triển công nghiệp khai khoáng.
  • Khí hậu: nhiệt đới lục địa và cận nhiệt, là khu vực có khí hậu nóng và khô hạn bậc nhất thế giới => thời tiết khắc nghiệp gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt và phát triển kinh tế.

II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

1. Dân cư

Câu hỏi: Đọc thông tin, dựa vào bảng 14.2 và quan sát hình 14.2, hãy:

  • Nêu những đặc điểm nổi bật về dân cư của khu vực Tây Nam Á.
  • Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á.

Trả lời:

Những đặc điểm nổi bật về dân cư khu vực Tây Nam Á:

  • Tây Nam Á là khu vực ít dân chỉ chiếm 5,1% dân số thế giới, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên khoảng gần 1,6% (năm 2020). Phân bố dân cư không đồng đều, tỉ lệ dân thành thị khá cao.
  • Dân cư chủ yếu là người Ả-rập.

Ảnh hưởng của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á:

  • Nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ còn hạn chế, vấn đề thất nghiệp.
  • Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa miền núi và đồng bằng.

2. Xã hội

Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào bảng 14.3, hãy:

  • Nêu những đặc điểm về xã hội của khu vực Tây Nam Á
  • Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội

Trả lời:

Đặc điểm về xã hội của khu vực Tây Nam Á:

  • Là khu vực đa tôn giáo nhưng phần lớn dân cư là người Ả- rập và theo đạo Hồi. 
  • Ở một số quốc gia có chất lượng cuộc sống cao, HDI cao, chú trọng y tế và giáo dục, tuy nhiên giữa các quốc gia có sự chênh lệch nhau.

Ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội: là khu vực thường xuyên xảy ra các vấn đề xung đột về tôn giáo, chính trị, sắc tộc. 

 

III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào các bảng 14.4, 14.5 hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế khu vực Tây Nam Á.

Trả lời:

Tình hình phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á và giải thích: 

  • Nhiều quốc gia có GDP/người cao hàng đầu thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau giữa các giai đoạn và các quốc gia trong khu vực do sự biến động xăng dầu, xung đột, ...
  • Trong cơ cấu kinh tế, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất vì điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chi phí cho nông nghiệp khá cao.
  • Hiện nay, nhiều quốc gia ở Tây Nam Á đang đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng ngành nghề, ... nhằm thúc đẩy nhanh kinh tế khu vực.

 

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

1. Luyện tập

Bài tập 1: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất nông nghiệp của khu vực Tây Nam Á?

Trả lời:

  • Địa hình, đất: có đất xám, đất cát hoang mạc=> không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
  • Khu vực đồng bằng có đất phù sa màu mỡ và 2 con sông lớn=> thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
  • Khí hậu nhiệt đới lục địa và cận nhiệt nóng và khô hạn => khó khăn cho trồng trọt.

Bài tập 2: Tại sao công nghiệp dầu khí là ngành quan trọng trong nền kinh tế ở nhiều quốc gia khu vực Tây Nam Á?

Trả lời:

Vì Tây Nam Á là khu vực giàu có về khoáng sản đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. Dầu mỏ có trữ lượng rất lớn, chiếm khoảng 1/2 trữ lượng của thế giới, khí tự nhiên chiếm khoảng 40% trữ lượng của thế giới.

2. Vận dụng

Bài tập 3: Lựa chọn một quốc gia trong khu vực Tây Nam Á và thu thập tư liệu về một số nét đặc thù trong trang phục, ăn uống, lễ hội của người dân ở quốc gia đó.

Trả lời:

Khám phá đất nước Oman

Trang phục:

Trang phục dân tộc của nam giới ở Oman bao gồm áo khoác, một chiếc váy đơn giản, không cổ, dài đến mắt cá chân và tay áo dài. Màu trắng là màu phổ biến nhất.

Phụ nữ Oman mặc váy. Toàn bộ bộ sản phẩm có màu sắc rực rỡ và trang trí và thêu tràn đầy năng lượng. 

Ăn uống:

Người Oman thường ăn bữa chính vào giờ ăn trưa, trong khi bữa tối nhẹ hơn. 

Một món ăn phổ biến khác trong ngày lễ là Shuwa, được làm từ thịt luộc. 

Lễ hội: Để đẩy mạnh ngành du lịch, hàng năm Chính phủ Oman đã tổ chức chương trình lễ hội Khareef với nhiều hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa và tôn giáo. 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải ngắn gọn Địa lí 11 Cánh diều Bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á, Giải ngắn Địa lí 11 CD Bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á

Bình luận

Giải bài tập những môn khác