Giải ngắn gọn công dân 8 cánh diều bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Giải siêu ngắn bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên sách giáo dục công dân 8 cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Em hãy chia sẻ một thông điệp về chủ đề: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên với các bạn trong lớp.
Trả lời:
Thông điệp:
Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính sự sống của chúng ta.
Bảo vệ rừng là bảo vệ lá phổi của chính mình.
Tiết kiệm điện vì một hành tinh xanh.
KHÁM PHÁ
Câu 1: Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
a) Em hãy nêu những hậu quả của tình trạng ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên trong các thông tin và hình ảnh trên.
b) Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Trả lời:
a) Những hậu quả:
Với con người: ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí tính mạng.
Đối với động thực vật: suy thoái, hủy hại các hệ sinh thái, nguy cơ biến đổi gen và tuyệt chủng…
Đối với sự phát triển các quốc gia: bị kìm hãm, gây ảnh hưởng về kinh tế và các vấn đề xã hội.
- Khi tài nguyên cạn kiệt sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
b) Cẩn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vì: Nó có tầm quan trọng đặc biệt. Bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống chúng ta.
Câu 2: Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
a) Em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên được nhắc đến trong mỗi hình ảnh trên.
b) Em hãy nêu các quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Trả lời:
a) Các hành vi vi phạm gồm:
- Ảnh 1: Chôn lấp chất thải trái phép
=> Hành vi này đã vi phạm quy định tại khoản 1 điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
- Ảnh 2: Nhà máy xả thải trái phép ra sông
=> Hành vi này đã vi phạm quy định tại khoản 2 điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
- Ảnh 3: Chặt phá rừng phòng hộ
=> Hành vi này đã vi phạm quy định tại khoản 1 điều 9 Luật Lâm nghiệp năm 2017.
b) Các quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
Khoản 4 điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nghiêm cấm thực hiện hành vi: gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kĩ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
Khoản 12 điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nghiêm cấm thực hiện hành vi: phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.
Khoản 4 điều 9 Luật Lâm nghiệp năm 2017 nghiêm cấm thực hiện hành vi: hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.
Khoản 1 điều 9 Luật tài nguyên nước năm 2012 nghiêm cấm thực hiện hành vi: đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại vào nguồn nước và các hành vi khác gây ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt nguồn nước.
Câu 3: Em hãy quan sát hình ảnh, đọc thông tin và trả lời câu hỏi
a) Em hãy nêu những biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên được thể hiện ở hình ảnh và thông tin trên.
b) Theo em, còn có những biện pháp cụ thể nào mang lại hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Trả lời:
a) Những biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
Ở hình ảnh: Giữ gìn cây xanh; sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên; sử dụng sản phẩm tái chế; rút các phích ra khỏi ổ điện…
Thông tin 1: Thực hiện nhiều chương trình, dự án bảo tồn động vật hoang dã. Tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục.
Thông tin 2: Ban hành các văn bản pháp luật, xử lí nghiêm các hành vi vi phạm.
b) Biện pháp cụ thể mang lại hiệu quả:
Không xả rác bừa bãi, nói không với rác thải nhựa, túi nilon
Tiết kiệm điện, nước
Chấp hành các quy định pháp luật của nhà nước
Câu 4: Em hãy đọc tình huống, trường hợp và trả lời câu hỏi
a) Nếu học cùng lớp với Hùng, em sẽ làm gì để các bạn thay đổi thói quen làm ảnh hưởng xấu đến môi trường?
b) Em hãy nhận xét về việc làm của Bích và cho biết ý nghĩa của các việc làm đó.
c) Em hãy liệt kê các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Trả lời:
a) Nếu học cùng lớp với Hùng, em sẽ phân tích và khuyên bạn sửa đổi hành vi đó. Nếu không cải thiện em báo với thầy cô giáo để can thiệp, hỗ trợ.
b) Bích có thái độ và hành vi đúng đắn. Từ đó đem lại ý nghĩa:
Tiết kiệm tiền cho gia đình
Bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
Bảo vệ môi trường, tài nguyên.
c) Việc nên làm:
Không xả rác, hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa.
Tiết kiệm điện nước.
Tích cực tham gia các phong trào bảo vệ môi trường.
Trồng nhiều cây xanh…
Việc không nên làm:
Xả rác bừa bãi, không đúng nơi quy định.
Sử dụng nhiều túi ni-lông khó phân hủy, đồ nhựa,…
Lãng phí điện, nước, thức ăn...
LUYỆN TẬP
Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào dưới đây? Vì sao?
A. Các hộ gia đình nơi K đang sống luôn giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi quy định.
B. Bạn X thường hạn chế dùng các chất khó phân hủy như túi ni-lông, đồ nhựa sử dụng một lần.
C. Bạn E thường xuyên tham gia hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao hoạt động của cộng đồng về bảo vệ các loài động vật hoang dã, nguy cấp và quý hiếm.
D. Gia đình bạn G sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định khi trồng rau xanh.
Trả lời:
- Ý kiến a) Đồng tình. Vì: mọi người có ý thức bảo vệ môi trường và thực hiện đúng quy định của pháp luật.
- Ý kiến b) Đồng tình. Vì: hạn chế dùng các chất khó phân huỷ cũng là một biện pháp bảo vệ môi trường.
- Ý kiến c) Đồng tình. Vì: đó là trách nhiệm của mọi công dân trong đó có học sinh.
- Ý kiến d) Không đồng tình. Vì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Câu 2: Theo em, mỗi người nên hay không nên làm những việc dưới đây? Vì sao?
A. Sử dụng lượng nước vừa đủ để rửa bát, làm sạch thực phẩm
B. Thực hiện việc phân loại rác tại nguồn (rác thải hữu cơ, vô cơ, rác tái chế)
C. Không mở tủ lạnh quá lâu.
D. Tham gia câu lạc bộ tuyên truyền viên bảo vệ môi trường ở địa phương.
E. Đi bộ, đi xe đạp khi có thể hoặc sử dụng phương tiện công cộng.
Trả lời:
Những việc làm trên là nên làm.
Vì đó là những việc làm giúp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Câu 3: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Trong quá trình hoạt động, Công ty chế biến thực phẩm X thường xuyên xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường và cuộc sống của người dân xung quanh.
a) Em hãy nhận xét việc làm của Công ty X.
b) Nếu gia đình em đang sinh sống gần Công ty X, biết việc làm này em sẽ ứng xử như thế nào?
Trả lời:
a) Việc làm công ty X vi phạm quy định tại khoản 2 điều 4 Luật bảo vệ môi trường năm 2020. Đây là hành vi đáng bị lên án và xử lí.
b) Nếu gia đình em đang sinh sống gần công ty X, em sẽ thu thập bằng chứng về những sai phạm, tố cáo lên cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Câu 4: Hãy kể về một tấm gương tích cực tham gia hoạt động về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà em biết.
Trả lời:
Tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh:
Bác là người luôn đề cao vấn đề bảo vệ môi trường.
Bác đã có nhiều bài viết đăng báo về việc bảo vệ môi trường trong thời gian bôn ba ở nước ngoài.
Dù ở đâu, nơi nào, Bác luôn có hành động cải thiện môi trường sống.
=> Việc làm của Bác đã ảnh hưởng đến thế hệ sau này. Ai cũng xem Bác là tấm gương sáng để noi theo.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Em hãy viết lại những điều em thấy cần thay đổi trong cách sinh hoạt hằng ngày để có thể tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Trả lời:
1. Dọn dẹp vệ sinh khuôn viên nhà ở
2. Vứt rác đúng quy định, không xả rác bừa bãi
3. Hạn chế sử dụng túi nilon
4. Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt
5. Tích cực trồng cây xanh…
Bình luận